Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, UBT gặp ở tất cả các nhóm tuổi: tuổi trung bình là 31,93 ± 12,12. Tuổi thấp nhất là 7 tuổi có một tr−ờng hợp với u bì buồng trứng, vào viện do đau bụng d−ới. Tuổi cao nhất là 76 với u nang thanh dịch, u xuất hiện ở cả hai bên buồng trứng. Theo bảng 3.1 chúng tôi thấy lứa tuổi 25 – 29 là nhóm tuổi hay gặp nhất trong nghiên cứu, chiếm 24,4%, tiếp sau đó là nhóm tuổi 20 - 24 chiếm 19,5% và tập trung chủ yếu trong độ tuổi 20 – 39 tuổi - tuổi hoạt động sinh dục, chiếm 69,1% các tr−ờng hợp, điều này phù hợp với giả thuyết buồng trứng th−ờng phát sinh các khối u trong thời kì đỉnh cao của hoạt động nội tiết, trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là ở nhóm tuổi 24 -29, thời kì đỉnh cao của hoạt động sinh đẻ.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn[33] trong 84 tr−ờng hợp thì bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 14 tuổi, cao tuổi nhất là 73 tuổi, 78,5% số tr−ờng hợp nằm trong độ tuổi hoạt động sinh dục. Theo Nguyễn Thị Ngọc Ph−ợng và cộng sự[4]: nhóm tuổi gặp UBT cao nhất là 20 – 39 (59,6%) và tuổi trung bình 36,5 ± 12,46. Theo Nguyễn Thị Hằng nghiên cứu trên 266 tr−ờng hợp PTNS u buồng trứng thì tuổi trung bình là 32,2 tuổi, thấp nhất 12 tuổi và cao nhất 61 tuổi[17].
Theo tác giả Nguyễn Bình An (2008) thì tuổi trung bình là 30,4 ± 10,0, cao nhất 62 tuổi và thấp nhất là 10 tuổi[1].
Trong các nghiên cứu của các tác giả ngoài n−ớc: theo Yuen và cộng sự: nghiên cứu trên 52 tr−ờng hợp mổ nội soi khối UBT có kích th−ớc < 10cm thì
tuổi trung bình tác giả gặp là 35,1 ± 10,3 tuổi[62]. Theo Park tuổi trung bình là 33,6 ± 6,5 tuổi, nghiên cứu trong 468 tr−ờng hợp mổ nội soi UBT[52].
So sánh nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả thì thấy rằng có sự phù hợp trong sự phân bố nhóm tuổi th−ờng gặp UBT, đó là nhóm tuổi đang hoạt động sinh dục, độ tuổi sinh đẻ. Tuổi trung bình của chúng tôi t−ơng tự kết quả của tác giả Nguyễn Bình An nh−ng thấp hơn các tác giả khác. Điều này có thể giải thích là do nhóm tuổi thấp chúng tôi gặp tỷ lệ cao hơn (8,9%), trong khi các tác giả khác th−ờng gặp < 7%.