Lịch sử phát triển và ứng dụng phẫu thuật nội soi

Một phần của tài liệu nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2009 (Trang 27)

Vào đầu những năm 1900 nhà phẫu thuật ng−ời Đức, Goerge Kelling, đã thực hiện nội soi thực nghiệm đầu tiên trên chó với dụng cụ thô sơ ống soi bàng quang và bơm hơi phúc mạc. Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, đến giữa những năm của thế kỷ 20 sự phát minh của các thiết bị ứng dụng nh− nguồn sáng lạnh, cáp quang, camera, monitor truyền hình, hệ thống bơm hơi ổ bụng đã góp phần to lớn trong sự phát triển của PTNS. Nội soi phẫu thuật thực sự phát triển mạnh mẽ từ những năm đầu thập kỷ 70, nhờ sự ra đời dao điện cao tần với chức năng chính là cầm máu[17][53]. Dao điện đơn cực đ−ợc sử dụng lần tiên bởi Wittmoser (1966), dao điện l−ỡng cực đ−ợc sử dụng vào những năm 1970 bởi Semm ở Đức và ông cũng đã báo cáo về việc cắt vòi trứng, cắt phần phụ, cắt UNBT … bằng PTNS từ đầu năm 1974. Và cho đến 1987, Phillipe Mouret ( Pháp ) đã công bố thành công ca cắt túi mật qua nội soi, mở ra một kỷ nguyên mới cho nghành phẫu thuật nói chung và PTNS nói riêng[1][9][53].

Phẫu thuật nội soi phụ khoa ra đời năm 1944 khi Palmer (Pháp) đã sử dụng cần đặt tử cung để di động tử cung khi phẫu thuật[17][53]. Đầu năm 1974, Semm đã thông báo ứng dụng PTNS trong cắt vòi trứng, cắt buồng trứng, điều trị vô sinh. Năm 1989, Harry Reich báo cáo tr−ờng hợp cắt tử cung hoàn toàn đầu tiên qua nội soi[17]. Và cho đến nay PTNS trong phụ khoa đã có những b−ớc tiến mới và đ−ợc áp dụng rộng rãi đặc biệt là PTNS u nang

buồng trứng lành tính. Hầu hết các nhà phẫu thuật đều chấp nhận loại phẫu thuật này.

ở Việt Nam, PTNS cắt u buồng trứng đầu tiên đ−ợc áp dụng tại BV Từ Dũ năm 1993 và BV Phụ Sản TƯ năm 1996[9].

1.5.2. Phẫu thuật nội soi u buồng trứng

1.5.2.1. Chỉ định và chống chỉ định[9][38][40] a. Chỉ định

- U nang buồng trứng lành tính kích th−ớc ≤ 10cm

- U nang buồng trứng có kích th−ớc > 10cm hiện nay vẫn có chỉ định PTNS, tùy từng cơ sở phẫu thuật và trình độ của phẫu thuật viên.

b. Chống chỉ định

- Chống chỉ định của phẫu thuật:

Tr−ớc đây khi phẫu thuật nội soi mới đ−ợc áp dụng và kỹ thuật của các phẫu thuật vẫn còn hạn chế thì phẫu thuật nội soi vẫn còn những chống chỉ định nh−: sẹo mổ cũ ổ bụng, ung th− hoặc nghi ngờ ung th−... Tuy nhiên, những năm gần đây khi trình độ của các phẫu thuật viên đ−ợc nâng cao cùng với các ph−ơng tiện chẩn đoán hiện đại thì chống chỉ định phẫu thuật nội soi chỉ còn đối với các loại khối u buồng trứng quá to, phức tạp.

- Chống chỉ định của gây mê:

Mắc các bệnh tim, gan, phổi, thận cấp tính

1.5.2.2. Các ph−ơng pháp PTNS u nang buồng trứng a. Bóc u trong ổ bụng

Bóc bỏ nang buồng trứng để lại buồng trứng lành. Có 2 kỹ thuật: - Đối với nang nhỏ thì để nguyên nang và bóc tách nang.

- Đối với nang lớn thì chọc hút tr−ớc khi bóc nang. Dùng trocar 5mm chọc vào chỗ không có mạch máu, cách xa mạc treo vòi tử cung, rửa hết tổ chức trong nang rồi bóc tách nang[1][38]

* Đối với u lạc nội mạc tử cung nhỏ thì chọc hút, rửa kỹ rồi dùng dao

điện l−ỡng cực hoặc laser CO2 đốt kỹ các thành của vỏ nang, cũng có thể bóc vỏ nang[1].

b. Bóc nang qua thành bụng

- áp dụng cho nang bì, teratome lành tính, nang to.

- Kỹ thuật: có thể rạch một đ−ờng ngắn ở thành bụng, dùng pince kéo u qua thành bụng d−ới sự kiểm soát của nội soi rồi tiến hành bóc u qua thành bụng. Cầm máu và khâu phục hồi lại buồng trứng lành và đ−a buồng trứng vào trong ổ bụng[1].

c. Cắt buồng trứng hay cắt phần phụ

- áp dụng cho nang to chiếm hết cả buồng trứng, phụ nữ mãn kinh.

- Kỹ thuật: đầu tiên dùng dao điện 2 cực đốt cầm máu rồi cắt dây chằng

thắt l−ng - buồng trứng. Tiếp đó đốt và cắt dây chằng tử cung vòi trứng, rồi đến mạc treo vòi tử cung. Lấy u bằng túi qua thành bụng hoặc qua túi cùng sau âm đạo[1][38][50].

1.5.2.3. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi

Thời gian nằm viện ngắn, sẹo để lại nhỏ, giảm chi phí và tránh đ−ợc những phiền phức do phẫu thuật mở bụng đem lại và cho kết quả tốt hơn.

Theo Ana Alvarez Murphy ở Mỹ (trích dẫn theo [17])

- Phẫu thuật nội soi mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với PTMB. - Số ngày nằm viện trung bình ngắn hơn.

- Sau 7 – 10 ngày sức khỏe hồi phục bình th−ờng, còn PTMB phải mất 4 – 6 tuần.

Bảng 1.2. Một số công trình nghiên cứu về PTNS u buồng trứng trong nớc và nớc ngoài

Tác giả Thời gian- địa điểm Tuổi trung bình (năm) Kích th−ớc TB (cm) Tỷ lệ thành công (%) Tỷ lệ biến chứng (%) Tỷ lệ bảo tồn (%) Thời gian PT trung bình (phút) Thời gian nằm ĐTTB (ngày) Tỷ lệ ác tính (%) Yuen, MD ( n = 52 )[62] 1994-1995 Hông kông 35,1±10,3 5,6±1,8 91,4% 9,6% 72,4% 59,9±0,9 2,6±1,7 0% V−ơng Tiến Hoà

( n = 266 )[21] 1999-2000 BVPSTƯ 5,97±1,48 98,65 5,56 79,13 45,52±23,47 3,29±1,23 0,44 Lok IH ( n = 513 )[48] 2000 Trung quốc 5,5±2,9 13,3% 69±31 2,6±1,5 0% Đỗ Khắc Huỳnh ( n = 85 )[22] 1999-2001 BVPSHN 31,4±6,3 5-10 96,46% 1,18 58,9% 55,01±8,24 2,8±0,97 0 Đỗ T. Ngọc Lan ( n= 148 )[23] 2001-2002 BVPSTƯ 2,5-10 100 4,7 86,5 42,5±18 1,8±0,8 0,7 Trần T. Ngọc Hà ( n = 124 )[18] 2004-2005 BVTƯ Huế >3 100 0,85 69,92 2-5 0 Eltabbakh GH ( n = 33 )[44] 2008 Mỹ 45.2 > 10 93,9% 0% 82 0,94 0%

Chơng 2

đối tợng vμ phơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2009 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)