Kích th−ớ cu

Một phần của tài liệu nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2009 (Trang 65)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn (1998) về u buồng trứng nói chung thì UBT trên siêu âm có kích th−ớc < 5 cm là 17,5%, kích th−ớc 5 – 10 cm: 48,5% và > 10 cm là 33,8%[33]. Theo Hasson (1990) trong số các tr−ờng hợp UBT điêù trị bằng PTNS thì UBT có kích th−ớc < 5 cm chiếm 50%[47].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả từ bảng 3.10 cho thấy: số u buồng trứng có kích th−ớc ≤ 5 cm trên siêu âm là 36,6%, trên lâm sàng 39,8%, kích th−ớc 6 – 10 cm trên siêu âm là 51,2% và trên lâm sàng 48,0%.

Sự khác nhau về kích th−ớc của hai ph−ơng pháp chấn đoán này khác biệt có ý nghĩa thống kê, p > 0.05.

Trong nhóm u có kích th−ớc > 10 cm thì cả hai ph−ơng pháp có tỷ lệ chẩn đoán nh− nhau là 12,2%.

Kích th−ớc trung bình của các UBT trên siêu âm: 7,3 ± 3,1 cm, trên khám lâm sàng: 7,04±3,3 cm. Sự khác nhau về kích th−ớc trung bình khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0.05.

Có sự khác biệt này theo chúng tôi nghĩ là do trên khám lâm sàng chịu ảnh h−ởng của nhiều yếu tố: thành bụng của bệnh nhân quá béo làm cho các nhà lâm sàng nhận định không chính xác, những tr−ờng hợp khối u nhỏ nh−ng dính nhiều cũng có thể dẫn đến xác định sai, một vấn đề nữa mà chúng tôi nghĩ là do trình độ và đánh giá chủ quan của từng phẫu thuật viên khác nhau.

kết quả này của chúng tôi t−ơng tự nh− tác giả Nguyên Bình An: kích th−ớc trung bình trên siêu âm khi nghiên cứu 200 tr−ờng hợp phẫu thuật nội

soi UBT là: 7,3 ± 3,1, trên lâm sàng là: 7,2 ± 3,2[1]. Theo Asher Shushan và cộng sự kích th−ớc trung bình của UBT là 5,1 cm[39]. Một số nghiên cứu của các tác giả khác thì kích th−ớc trung bình UBT nhỏ hơn. Theo Nguyễn Thị Ngọc Ph−ợng kích th−ớc trung bình của UBT trong nghiên cứu là 11,2 ± 4,5[4], theo Quách Minh Hiến là 9,4 ± 4,9 cm[19]. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.

Sở dĩ có sự khác biệt về kích th−ớc trung bình, theo chúng tôi nghĩ trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân đ−ợc phát hiện ra UBT khi còn rất sớm, khối u nhỏ ch−a gây triệu chứng, biến chứng. Hơn nữa, số bệnh nhân đi khám phụ khoa phát hiện UBT chiếm tỷ lệ cao (35%). Cùng với sự phát triển của các ph−ơng pháp chẩn đoán hiện đại nh− siêu âm đầu dò âm đạo, chụp cắt lớp vi tính cho phép phát hiện u tốt hơn.

Theo kết quả bảng 3.11: u bì chiếm 46,7% số u có kích th−ớc ≤ 5 cm, u nang nhầy chỉ gặp tỷ lệ rất nhỏ 5,6%. Trong nhóm u > 10 cm thì u nang nhầy chiếm 26,7% trong các u, trong khi chúng tôi không gặp tr−ờng hợp u dạng lạc nội mạc nào. U nhầy có kích th−ớc > 10 cm có tỷ lệ cao nhất trong các loại kích th−ớc. Và trong số những nang cơ năng mà chúng tôi gặp thì có 4/8 tr−ờng hợp kích th−ớc < 5 cm.

Nh− vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi chúng tôi thấy u nang nhầy th−ờng có kích th−ớc lớn và u nang dạng lạc nội mạc có kích th−ớc nhỏ hơn còn u nang thanh dịch và u nang bì thì phân bố chủ yếu trong nhóm kích th−ớc 6 – 10 cm. Nang cơ năng có kích th−ớc < 5 cm.

Một phần của tài liệu nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2009 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)