Mối liên quan giữa cách thức phẫu thuật và các yếu tố liên quan

Một phần của tài liệu nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2009 (Trang 71)

Theo bảng 3.19 chúng tôi thấy rằng trong phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng tỷ lệ bóc u chiếm tỷ lệ cao (74,8%), và chủ yếu đ−ợc thực hiện ở những bệnh nhân trẻ, đang ở lứa tuổi sinh đẻ < 40 tuổi. Tỷ lệ cắt buồng trứng chỉ có 25,2%, trong đó tập trung chủ yếu ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh (81,5%). Bóc u ở những bệnh nhân ≥ 40 tuổi chúng tôi chỉ gặp 10 tr−ờng hợp, và ở những bệnh nhân này chủ yếu là do ch−a có con hoặc đang mong con và ở những bệnh nhân này chúng tôi quan sát thấy chủ yếu là gặp u nang dạng lạc nội mạc (6/10 tr−ờng hợp).

Sự khác biệt về cách thức phẫu thuật của các nhóm tuổi khác nhau có ý nghĩa thống kê, p < 0,001.

Trong nhóm tuổi ≤ 19 tuổi chúng tôi gặp 2 tr−ờng hợp cắt bỏ buồng trứng. Tr−ờng hợp thứ nhất : bệnh nhân 10 tuổi vào khám với lí do đau bụng d−ới, đ−ợc chẩn đoán là UBT xoắn với kích th−ớc 5 cm, khi phẫu thuật xác định UBT phải xoắn hoại tử nên tiến hành cắt buồng trứng, giải phẫu bệnh là u nang bì làng tính. Tr−ờng hợp thứ hai : Bệnh nhân 19 tuổi đi khám vì RLKN, đ−ợc chẩn đoán trên lâm sàng là UBT dạng đặc, PTNS xác định là u thể đặc nên tiến hành cắt buồng trứng, giải phẫu bệnh là u tế bào vỏ.

Trong nhóm tuổi 20 - 24 có hai tr−ờng hợp cũng bị cắt buồng trứng đều do khối UBT xoắn.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Bình An cũng cho thấy kết quả t−ơng tự, tỷ lệ bóc u trong nhóm bệnh nhân < 40 tuổi của nghiên cứu này là 85,9%, và ở

nhóm > 40 tuổi tỷ lệ này chỉ có 21,6% và tỷ lệ bóc u nói chung là 74,0%[1]. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Mẫn thì thấy rằng năm 1996 tại Bệnh Viện phụ sản trung −ơng tỷ lệ cắt u trong PTNS u nang buồng trứng lành tính là rất cao (85%) nh−ng đến năm 2006 tỷ lệ này chỉ còn 65%[25].

Nh− vậy, theo kết quả nghiên cứu của các tác giả tr−ớc và kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi thấy rằng phẫu thuật nội soi trong u nang buồng trứng có sự biến đổi một cách rõ nét, phẫu thuật bóc u là lựa chọn −u tiên cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ tuổi, những ng−ời ch−a có con hoặc đang mong con. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn cho hoạt động nội tiết của ng−ời phụ nữ cũng nhu duy trì khả năng sinh sản của họ.

Bàn về kích th−ớc u với cách thức phẫu thuật, chúng tôi thấy không có sự khác biệt giữa các loại kích th−ớc u với cách thức phẫu thuật. Tuy nhiên, trong cùng một loại kích th−ớc u thì tỷ lệ bóc u vẫn chiếm đa số. Điều này chứng tỏ kỹ thuật phẫu thuật của các phẫu thuật viên đã đ−ợc nâng cao. Kết quả của chúng tôi t−ơng tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bình An[1].

Với những đặc điểm đã đ−ợc phân tích ở trên, cũng nh− qua các nghiên cứu chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tuổi và các cách phẫu thuật, tuỳ từng loại u mà cũng có cách phẫu thuật riêng (bóc u hay cắt buồng trứng) mặc dù tuổi bệnh nhân còn trẻ ( UBT xoắn, u thể đặc). Không thấy mối liên quan của các yếu tố khác nh− kích th−ớc u với cách phẫu thuật.

4.4.3. Bàn về các tai biến và biến chứng trong PTNS

Bảng 4.5. So sánh giữa các tác giả về tai biến và biến chứng

Tác giả Nguyễn Thị Hằng(n=266) Nguyễn Bình An(n=200) Nguyễn Duy Quang(n=246)

Tổn th−ơng mạch, chảy máu 1 0 1

Tổn th−ơng ruột ,NQ 1 0 1 Viêm phúc mạc 0 1 0 Nhiễm trùng lỗ chọc 4 1 0 Sốt 0 0 3 Tràn khí d−ới da 3 0 0 Tổng 9 2 5

Qua bảng 4.5 thì thấy rằng trong PTNS qua các thời gian vẫn còn tồn tại những tai biến và biến chứng nhất định. Hầu hết các tai biến th−ờng gặp là những tai biến nhỏ. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng gặp 1 tr−ờng hợp bị tổn th−ơng niệu quản gây rò n−ớc tiểu vào ổ bụng sau 2 tuần mới đ−ợc phát hiện. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 1 bệnh nhân bị thủng ruột khi vào troca đầu tiên và đ−ợc phát hiện trong quá trình phẫu thuật, tr−ờng hợp này do có sẹo mổ cũ viêm ruột thừa dính. Trong nghiên cứu của chúng tôi còn gặp một tr−ờng hợp trong quá trình mổ do khối u dính nhiều bóc tách khó khăn gây chảy máu nhiều, không cầm đ−ợc nên chuyển mổ mở. Tỷ lệ bệnh nhân sốt sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 3/5 tr−ờng hợp trong số có tai biến và theo bảng 3.21 thì những tr−ờng hợp sốt đều xảy ra ở những bệnh nhân đ−ợc bóc u. Trong đó 2 tr−ờng hợp là u nang nhầy trong quá trình bóc u bị vỡ, dịch trong nang chảy vào ổ bụng, tr−ờng hợp còn lại là u nang bì đ−ợc chọc hút tr−ớc khi bóc u. Vấn đề này theo chúng tôi nghĩ trong quá trình phẫu thuật, các

phẫu thuật viên để u bị vỡ chảy dịch trong ổ bụng nh−ng không đ−ợc rửa và hút sạch và vô tình để lại những dị vật trong ổ bụng gây sốt.

Một phần của tài liệu nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2009 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)