Cùng một thời điểm khi Dong và ctv. (2000) phát hiện chủng Bacillus có khả
năng phân hủy AHL, Leadbetter và Greenberg (2000) phân lập được một chủng vi khuẩn có thể sử dụng phân tử AHL như là nguồn cacbon và nitơ. Chủng vi khuẩn này có tên là Vibrio paradoxus VAI-C, được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường có chứa 5 mg/l N-(3-oxohexanoyl)-L-homoserine lactone làm nguồn cacbon và nitơ
duy nhất. Trong các thí nghiệm sử dụng AHL được dán nhãn phóng xạ, các nhà nghiên cứu đã chứng minh Vibrio paradoxus cắt đứt phân tử AHL bằng một enzyme AHL acylase, giải phóng ra homoserine lactone và một acid béo. Sau đó, acid béo được sử dụng như nguồn cacbon thông qua đường dẫn β-oxidation. Cần có thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để làm sáng tỏ bằng cách nào vi khuẩn đã lấy
được nitrogen từ homoserine lactone. Gần đây, Flagan và ctv. (2003) phân lập một chủng vi khuẩn Arthrobacter sp. VAI-A, có khả năng phân hủy và sử dụng các sản
độ tăng trưởng phụ thuộc nồng độ AHL và năng suất của hỗn hợp hai chủng
Arthrobacter sp. và Vibrio paradoxus VAI-C cao hơn so với các chủng này nuôi riêng lẻ. Điều này cho thấy rằng quần thể nhiều loài vi khuẩn có thể có ảnh hưởng hổ trợ qua lại trong quá trình chuyển đổi và khoáng hóa tín hiệu “Quorum sensing”. Lin và ctv. (2003) phân lập một chủng vi khuẩn ức chế AHL, Ralstonia sp. XJI2B từ một màng sinh học đa loài. Enzyme chịu trách nhiệm trong việc ức chế
AHL (AiiD) được tinh chế và sau đó được ủ với phân tử N-(3-oxohexanoyl)-L- homoserine lactone. Việc chạy quang phổ ion hóa phun điện tử đối với sản phẩm thủy phân cho thấy rằng enzyme AiiD thủy phân liên kết amid của phân tử AHL. Sự
thể hiện của enzyme AiiD ở vi khuẩn P. aeruginosa tái tổ hợp PAO1 ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và làm giảm tỉ lệ chết của giun tròn Caenorhabditis elegans xuống còn 15%, so với chủng vi khuẩn không tái tổ hợp.
Hình 1.4. Cơ chế phân hủy phân tử AHL của enzyme AHL-lactonase và AHL- acylase [53].
Chương 2:Vật liệu và phương pháp Luận văn thạc sĩ
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
¾Thời gian: từ tháng 4/2010 – 12/2011
¾Địa điểm: Phòng Sinh Học Thực Nghiệm - Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2.