Định nghĩa probiotic

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có đặc tính phân hủy phân tử tín hiệu quorum sensing và đối kháng với vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ (Edwardsiella ictaluri) trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Trang 25 - 26)

Thuật ngữ “probiotic” thường dùng để mô tả một quần thể vi sinh vật có nhiệm vụ kiểm soát hoặc điều chỉnh quá trình sinh học. Từ probiotis có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “ pro” có nghĩa là “dành cho” và “bios” có nghĩa là “ sự sống”.

Định nghĩa gốc “probiotic là những chất tiết ra bởi một vi sinh vật mà nó kích thích sự phát triển của vi sinh vật khác” [91]. Thực ra thuật ngữ này cũng được giới thiệu vào những năm 1970 để miêu tả “những sinh vật được bổ sung vào thức ăn của người và động vật” [30]. Parker (1974) định nghĩa probiotic như “những vi sinh vật hoặc những chất góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột”. Sau đó, Fuller (1989)

định nghĩa “probiotic là những vi sinh vật sống được bổ sung vào thức ăn có ảnh hưởng tốt với ký chủ bằng cách cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột của vật chủ” và ngày nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi.

Những nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn probiotic từ môi trường nuôi trồng thủy sản đã được báo cáo vào những năm 1980 [54].Trong hệ thống nuôi trồng thủy sản “mối tương tác giữa vi sinh vật và vật chủ không chỉ có giới hạn trong đường ruột của vật chủ mà vi khuẩn probiotic cũng có thể hoạt động trên mang, da và cả

trong môi trường sống xung quanh của vật chủ”. Liên quan đến điều này, Verschuere và ctv. (2000) đề nghị một định nghĩa mới cho phép mở rộng ứng dụng của thuật ngữ “probiotic” trong nuôi trồng thủy sản. Probiotic được định nghĩa như

là “vi sinh vật sống được bổ sung vào thức ăn để mang lại những ảnh hưởng có lợi cho vật chủ bởi khả năng tăng cường mối quan hệđối với vật chủ hoặc mối quan hệ

giữa vật chủ với quần thể vi sinh vật xung quanh, làm tăng giá trị của dinh dưỡng, tăng khả năng đề kháng của vật chủđối với bệnh tật, hoặc cải thiện môi trường sống xung quanh vật chủ”. Việc sử dụng probiotic trong công nghiệp nuôi trồng thủy sản

trong hai thập kỉ qua. Gần đây, hầu hết các nghiên cứu về chế phẩm sinh học được thực hiện trên nhóm cá, nhóm giáp xác, nhuyễn thể và thức ăn tự nhiên [97], [147]. Sự hình thành quần thể vi sinh vật trên cá, nhóm giáp xác, và nhuyễn thể ở giai

đoạn ấu trùng, giai đoạn chuyển tiếp phản ánh hệ vi sinh vật tồn tại trên trứng, môi trường nước nuôi và hệ vi sinh vật trong thức ăn tự nhiên trong suốt giai đoạn đầu của quá trình ương nuôi [107]. Do đó, việc hình thành hệ vi sinh vật của ấu trùng thông qua việc bổ sung probiotic đang được xem như là một chiến lược để ưu tiên hình thành hệ vi sinh vật có lợi cho ấu trùng trong quá trình ương nuôi [144].

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có đặc tính phân hủy phân tử tín hiệu quorum sensing và đối kháng với vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ (Edwardsiella ictaluri) trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Trang 25 - 26)