Xác định kích thước hạt thóc:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (Trang 75 - 77)

76 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com

Các giống thóc khác nhau có kích thước hạt chênh lệch trong giới hạn khá lớn.

Khi bảo quản, chế biến thóc người ta chú ý nhiều đến kích thước hạt. Hạt tròn hay dẹt, to hay nhỏ, nhaün hay xù xì … quyết định cấu tạo làm sạch, phân loại và xay xát thóc.

Kích thước hạt thóc được biểu diễn bởi chiều dài, chiều rộng, chiều dày và đặc trưng cho độ lớn của hạt thóc.

Nếu hạt thóc có độ lớn càng cao thì tỷ lệ gạo càng cao.

Để xác định chính xác kích thước hạt thóc, người ta dùng micromet có độ chia tới 0,01cm, đo nhiều lần mỗi hạt và đo nhiều hạt để lấy kết quả trung bình.

Tuy nhiên đo bằng micromet tốn rất nhiều thời gian nên chỉ dùng trong phòng thí nghiệm với yêu cầu nghiên cứu chính xác.

Trong sản xuất thường đòi hỏi xác định kích thước hạt nhanh nên người ta dùng bộ sàng gồm nhiều sàng có kích thước lỗ khác nhau. Kích thước sàng nhỏ dần kể từ trên xuống dưới.

2.1 Dụng cụ:

§ Bộ sàng có đường kính lỗ theo thứ tự từ trên xuống dưới là 3,2; 3,0; 2,7; 2,2 mm.

§ Cân phân tích.

2.2 Tiến hành:

Cân 100 hạt thóc bỏ vào sàng trên cùng rồi lắc 3 phút. Các hạt to sẽ nằm ở các sàng khác nhau. Cân lượng hạt ở mỗi sàng rồi biểu thị thành %. Kích thước hạt là kích thước lỗ sàng cuối mà hạt thóc lọt qua.

Ví dụ: sàng 100g thóc ở bộ sàng nói trên, có 80g thóc nằm trên sàng có kích thước lỗ 2,5mm. Như vậy là có 80% thóc có kích thước 2,5mm

77 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)