Trình tự phương pháp lấy mẫu: 1 Lấy mẫu đầu tiên:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (Trang 71 - 74)

3.1 Lấy mẫu đầu tiên:

Để lấy mẫu đầu tiên người ta dùng các loại xiên, lấy ở từng vị trí khác nhau của khối hạt thóc hay gạo.

Loại xiên lấy mẫu thóc hay gạo trong các bao, có đầu nhọn, thân có khe hở để chứa mẫu. Khối hạt Mẫu đầu tiên Mẫu trung bình Mẫu phân tích

72 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com

Loại xiên hình chóp đầu nhọn, có hộp để chứa mẫu và có nắp. Nắp gắn với ruột ống và tay cầm. Khi xiên thì đậy nắp, đến chỗ lấy mẫu thì kéo tay cầm lên, nắp mở ra, hạt rơi vào hộp đóng nắp lại và kéo xiên ra. Loại xiên này thường dùng để lấy mẫu trên xe (ôtô, tàu hỏa) hoặc trong kho.

Loại xiên xylanh gồm hai xylanh hình trụ lồng vào nhau. Xiên dài 2,2m; đường kính 2,5-3cm. Xylanh trong chia thành 10 ngăn có cửa, mỗi ngăn cách nhau khoảng 20cm. Xylanh ngoài cũng có cửa tương ứng với ngăn xylanh trong. Khi xiên vào khối thóc hay gạo, dùng tay quay xylanh trong để cửa xylanh ngoài trùng với xylanh trong, thóc sẽ rơi vào ngăn. Đóng ngăn lại bằng cách xoay lệch cửa và rút lên. Như vậy lấy được mẫu hạt ở 10 khác nhau theo chiều cao khối hạt. Loại xiên này dùng để lấy mẫu thóc hay gạo trong toa xe tàu hỏa hay trong kho.

a. Lấy mẫu ở toa tàu hỏa:

Tùy theo trọng tải của toa tàu hỏa mà lấy mẫu ở nhiều hay ít điểm:

- Toa tàu hỏa trọng tải 16,5 tấn, lấy ở 15 điểm, lượng mẫu 2kg.

- Toa tàu hỏa trọng tải 35 tấn, lấy ở 24 điểm, lượng mẫu 3kg.

Khoảng cách từ các điểm mẫu lấy mẫu đến thành toa là 50-70cm. Độ sâu các điểm: lớp trên 10cm; lớp dưới sát đáy; lớp giữa giữa toa.

b. Lấy mẫu ở kho:

Trong các kho thóc, đống hạt phân bố không đều. Đặc điểm trong quá trình bảo quản, do sự phân bố ẩm, nhiệt không đồng đều trong đóng hạt nên thóc gần lớp mặt chất lượng kém nhất, càng ở gần tường kho thóc càng xấu… Do đó khi lấy mẫu phải chú ý cắm xiên tại nhiều điểm mới đảm bảo đại diện cho khối hạt.

73 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com

Từ mỗi vùng kho diện tích 100m2 thì lấy mẫu ở 6 điểm, mỗi điểm lấy 3 lớp (lớp bề mặt, lớp giữa, lớp sát đáy mà xiên có thể xiên tới, ví dụ cách bề mặt đóng hạt 1,6-1,8m) trộn tất cả thóc lấy được làm mẫu trung bình.

Trong thực tế, tại các kho có đóng hạt cao 3-3,5m không thể lấy mẫu ở sát đáy thì cứ cắm hết chiều dài của xiên là được.

c. Lấy mẫu từ bao:

Nếu bao hở, lấy mẫu ở 3 điểm thuộc lớp trên, giữa và sát đáy. Nếu số bao lớn hơn 2 thì mẫu theo qui định sau đây.

Số bao Số bao lấy mẫu

1-2 Cả 2 3-6 2 7-11 3 12-19 4 20-30 5 31-41 6 42-56 7 57-71 8 72-90 9 90-100 10

>100 Cứ 10 bao lấy 1 bao

3.2 Lấy mẫu trung bình và mẫu phân tích:

Nếu mẫu đầu tiên không chứa quá 4kg thóc thì nó đồng thời là mẫu trung bình. Nếu lớn hơn 4 kg thì phải lấy mẫu trung bình từ mẫu đầu tiên.

Cách lấy mẫu trung bình đơn giản là phương pháp chia chéo: trộn đều mẫu ban đầu lên khay (hoặc tờ giấy to) rồi dàn đều. Dùng que gạt chia theo

74 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com

đường chéo, lấy mẫu ở hai phần đối diện. Nếu vẫn còn lớn lại chia chéo lần nữa.

Mẫu phân tích được lấy từ mẫu trung bình cũng theo cách chia chéo nói trên.

Bài 2: XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU HÓA LÝ CỦA THÓC

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)