Công đoạn tách hổn hợp xay:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (Trang 36 - 38)

c. Máy phân ly từ tính:

2.3 Công đoạn tách hổn hợp xay:

Sự cần thiết phải tách riêng các thành phần từ hổn hợp xay là:

- Không làm ảnh hưởng đến hiệu suất các quá trình kỹ thuật tiếp theo nếu khối thóc xay đồng nhất (gồm 1 thành phần). Ví dụ: gồm toàn hạt nguyên hoặc toàn tấm, toàn cám …

- Thuận tiện cho việc phối chế sản phẩm cung ứng theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ: tách tấm ra khỏi hổn hợp nhằm mục đích phối trộn bao nhiêu phần trăm tấm trong hạt nguyên theo yêu cầu của khách hàng.

- Phân loại được các sản phẩm chính hay phụ để đáp ứng cho các mục đích sản xuất tiếp theo. Ví dụ: sản phẩm chính là gạo nguyên, sản phẩm phụ là tấm, cám hay trấu thì phân loại hổn hợp để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng là gạo nguyên.

- Tăng khả năng thu lợi nhuận từ các sản phẩm phụ có giá trị như tấm 1/3, tấm 1/4 thay vì biến chúng thành sản phẩm có giá trị thấp hơn như cám, bụi. Nếu đem nguyên hổn hợp xay đi xát trắng hoặc chế biến tiếp thì các sản phẩm phụ hổn hợp tấm, cám sẽ không có giá trị kinh tế.

Trong hổn hợp sau xay gồm các hạt gãy, hạt non và trấu. Cơ sở để tách hổn hợp này là dựa vào sự khác biệt giữa kích thước và trọng lượng của từng thành phần trong hổn hợp. Có 2 cách để tách hạt gãy, hạt non và trấu như sau:

v Cách thứ nhất là tách hạt non, hạt gãy trước khi tách trấu:

37 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com § Hiệu suất cao.

§ Dễ bật tách được hạt non, hạt gãy còn nằm trong vỏ trấu nhờ quá trình chuyển động tác động lên các mảnh vỏ trấu trước khi tách trấu làm cho tỷ lệ thu hồi hạt non, hạt gãy tăng.

Thiết bị sử dụng là các loại sàng chấn động, sàng lắc ngang, sàng nẩy… kết hợp với quạt hòm hoặc máy phân ly dùng sức gió.

v Cách thứ hai là tách hạt non, hạt gãy sau tách trấu:

- Ưu điểm:

§ Ít tốn thời gian (nhờ việc tách trấu trước bằng phương pháp đơn giản: gắn bộ phận hút trấu vào máy xay. Như thế song song với quá trình xay là quá trình tách trấu ra khỏi hổn hợp đã xay)

§ Sau tách trấu, cho phép tách hạt gãy nát bằng hệ thống sàng cố định (kết hợp với qui trình phân loại hổn hợp hạt thóc sau xay) § Dây chuyền sản xuất sẽ đơn giản hơn, số thiết bị sử dụng ít hơn. - Nhược điểm:

§ Hiệu suất kém hơn.

§ Trong trấu tách ra thường lẫn hạt gãy nát, hạt non phải tốn công và khó thu hồi lại.

§ Thiết bị sử dụng là quạt hòm (để hút trấu) và hệ thống sàng cố định (để tách hạt non, hạt gãy, hạt còn vỏ và hạt nguyên).

2.3.1 Tách trấu:

Trong hổn hợp sau xay có sự khác biệt nhau về vận tốc cân bằng của trấu và các thành phần khác. Đối với trấu có vận tốc cân bằng từ 1,5 – 2,6 m/s, thóc 5 – 8 m/s, gạo 8 – 12 m/s. Vì vậy mà phương pháp tách trấu có hiệu quả nhất là

38 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com

dùng sức gió. Thiết bị sử dụng để tách trấu là quạt gió hay hòm gió, khống chế tốc độ gió từ 4-5 m/s.

Chỉ tiêu kỹ thuật sau tách trấu:

§ Hạt còn vỏ hồi lưu không được chứa trấu > 0,5%. § Hạt gạo lật đem xát chứa trấu <0,03%.

Hình 2.6 là cấu tạo của máy tách trấu kết hợp với sàng phaúng.

Hình 2.6: Sơ đồ cấu tạo của máy tách trấu kết hợp với sàng phaúng 2.3.2 Tách hạt non và hạt gãy nát:

Trong hổn hợp hạt sau xay có lẫn hạt gãy nát và hạt non. Vì vậy cần phải tách chúng ra khỏi hổn hợp để khi đem hạt gạo lật xát không ảnh hưởng đến hiệu quả xát. Các loại sàng có kích thước khác nhau là thiết bị dùng để tách các hạt này.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)