Sử dụng hiệu quả công chức HCNN

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ công chức các cơ quan hành chính nhà nước thành phố huế (Trang 30 - 33)

8. Kết cấu luận văn

1.1.2.Sử dụng hiệu quả công chức HCNN

* Khái niệm về sử dụng nguồn nhân lực và sử dụng công chức

Theo nghĩa rộng, Sử dụng nguồn nhân lực xã hội là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội vào hoạt động xã hội (hoạt động lao động trong khu vực sản suất vật chất và khu vực phi sản suất vật chất) nhằm tạo ra của cải văn hóa đáp ứng như cầu của xã hội và mỗi thành viên trong xã hội.

Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội không chỉ là mức độ thu hút lao động sản suất xã hội mà còn thể hiện ở trình độ phát huy mọi tiềm năng sẵn có của mọi lực lượng lao động trong quá trình hoạt động (tri thức, tiềm năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sáng tạo). Điều đó có nghĩa là phát huy mọi tiềm năng của con người vào hoạt động sản xuất xã hội. Chỉ tiêu tổng hợp nói lên hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực xã hội là tốc độ tăng năng suất lao động xã hội và tỉ lệ thất nghiệp.

Theo nghĩa hẹp, Sử dụng nguồn nhân lực là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, công cụ) và đối tượng lao động (nguyên, nhiên, vật liệu, đất đai) nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có ích đã được Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực được biểu thị bởi các chỉ tiêu chủ yếu như mức độ sử dụng thời gian lao động trong quá trình làm việc (ví dụ: tỉ lệ số giờ, ngày lao động thực tế so với tổng số giờ, ngày lao động theo chế độ hoặc theo kế hoạch) và mức tăng năng suất lao động cá nhân. Tức là đề cập đến việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực doanh nghiệp, công sở tại những nơi làm việc cụ thể.

Từ khái niệm trên có thể rút ra, sử dụng nguồn nhân lực nói chung và sử dụng đội ngũ công chức nói riêng, tác giả cho rằng: Sử dụng công chức là quá trình thu hút và phát huy lao động xã hội của đội ngũ công chức vào hoạt động tại các cơ quan HCNN thông qua chức danh và nhiệm vụ cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công.

Qua đó nhận thấy sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức không chỉ dừng lại ở việc sử dụng nguồn nhân lực nói chung mà là nguồn nhân lực đặc biệt, nguồn nhân lực làm công việc quản lý và sử dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn nhân lực khác trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội.

Việc tận dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng đó là vấn đề quan tâm của tất cả các quốc gia, từ các quốc gia chậm phát triển đến các quốc gia phát triển. Điều đó xuất phát từ cội nguồn vai trò của con người đối với sự phát triển như đã đề cập. Trong điều kiện hiện đại, vai trò quyết định của việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đối với sự phát triển của một quốc gia thường được nhấn mạnh ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, các công nghệ và phương tiện sản xuất hiện đại luôn luôn đòi hỏi một đội ngũ lao động biết phát huy cao độ trí tuệ và óc sáng tạo trong hoạt động. Điều đó phụ thuộc lớn vào cách thức và hình thức sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Tổ chức sử dụng lao động không tốt, trước hết không phát huy được trí tuệ con người đã được bồi đắp qua quá trình đào tạo và thiếu sự sáng tạo.

Thứ hai, cùng với vai trò ngày càng tăng của khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động trí tuệ, ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển sản xuất xã hội. Tuy nhiên, lực lượng lao động trí tuệ (thường gọi là chất xám) có được đưa vào phát triển kinh tế - xã hội hay không và có đúng chỗ hay không lại phụ thuộc đáng kể vào tổ chức lao động xã hội. Thực tiễn của nhiều quốc gia cho thấy hiện tượng rò rỉ chất xám (từ

trong nước ra nước ngoài, từ khu vực công sang khu vực tư, từ các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ sang khu vực liên doanh, liên kết với nước ngoài), sự lệch lạc trong phân công lao động xã hội (giữa các vùng lãnh thổ trong nước, giữa lao động có trình độ đào tạo khác nhau) gây ra những tổn thất đáng kể các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trí tuệ.

Thứ ba, tính tích cực và hoạt động sáng tạo của con người lao động – một yếu tố cơ bản của tăng năng suất lao động và là một yếu tố không thể thiếu được của phát triển hiện đại, chỉ có được bởi việc quản lý và sử dụng con người một cách khoa học, dân chủ và nhân văn. Một cơ chế sử dụng lao động từ chế độ tuyển chọn, bố trí, đánh giá đến đãi ngộ đúng đắn và một sự chú ý đúng mức đến việc giải quyết những vấn đề xã hội của lao động (như bảo hiểm, bảo hộ lao động, thất nghiệp, cuộc sống lao động, cuộc sống gia đình) là nhân tố nâng cao tính tích cực và óc sáng tạo, tạo ra những bước tiến thần kì của sự phát triển (ví dụ như một số nước Hàn Quốc, Nhật Bản).

Thứ tư, một trong những con đường tạo nên sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới là hạ thấp chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Điều đó chỉ có thể thực hiện được nhờ sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn các sức lao động xã hội. Chỉ có như vậy mới có thể giải quyết hai đòi hỏi tưởng như là đối nghịch nhau, đó là: đối mặt, Nhà nước phải luôn luôn quan tâm cải thiện thu nhập và qua đó, cải thiện mức sống cho người lao động (ví dụ tăng lương); nhưng mặt khác lại phải phấn đấu hạ thấp chi phí tiền lương trong giá thành các loại sản phẩm, dịch vụ để tăng sức cạnh tranh cho chúng. Điều này càng có ý nghĩa đối với những sản xuất dịch vụ có hàm lượng lao động sống cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động trí tuệ thường có mức tiền lương cao.

Để có được những điều trên thì nguồn nhân lực hay là con người không chỉ được khai thác với tư cách là động lực phát triển mà điều quan trọng phải

lấy con người là mục tiêu của sự phát triển. Chính vì vậy mà ngày nay, các quốc gia thường quan tâm ngày một nhiều hơn đến việc giải quyết những vấn đề xã hội của lao động xã hội, trong đó đặc biệt chú ý đến các chính sách nâng cao giá trị đích thực của con người và đáp ứng ngày một tốt hơn lợi ích vật chất, tinh thần của con người.

Như vậy, phương pháp tốt nhất của việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội là mức độ thu hút các lực lượng lao động vào sản xuất xã hội. Tức là, nâng cao tỉ lệ có việc làm và hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động xã hội. Ngoài ra, khi xem xét hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực người ta còn phân tích sự biến đổi tích cực của sự phân công lao động theo ngành và theo lĩnh vực, cũng như theo nghề và chuyên môn của lực lượng lao động.

1.2. Nội dung hiệu quả sử dụng đội ngũ công chức trong cơ quanHCNN ở địa phương

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ công chức các cơ quan hành chính nhà nước thành phố huế (Trang 30 - 33)