việc bồi thường thiệt hại do nguồn năng lượng hạt nhân trong vật thể vũ trụ gồm các chi phí được chứng minh một cách đầy đủ thích đáng đối với việc tìm kiếm, làm sạch nguồn năng lượng hạt nhân và khôi phục các thiệt hại do nguồn năng lượng hạt nhân gây ra, bao gồm cả các chi phí đã nhận được từ sự hỗ trợ của bên thứ ba.
2.8. Vấn đề hợp tác quốc tế trong việc khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ không vũ trụ
Vì quyền lợi và lợi ích của tất cả các quốc gia, đặc biệt quan tâm đến lợi ích của các nước đang phát triển, vấn đề hợp tác quốc tế trong khai thác và
sử dụng khoảng không vũ trụ được Đại hội đồng Liên hợp quốc đặc biệt quan tâm, ngày 13/12/1996, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết số 51/122 thông qua bộ nguyên tắc nhằm quy định các chế độ pháp lý liên quan đến vấn đề này.
Căn cứ các quy định của Điều ước về hoạt động của các quốc gia trong khai thác sử dụng khoảng không vũ, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác năm 1967 và các quy định khác liên quan đến các hoạt động ngoài khoảng không vũ trụ và kinh nghiệm hợp tác của các quốc gia, các tổ chức trong khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình, bộ nguyên tắc này được xây dựng nhằm công nhận, khuyến khích, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này trên cơ sở lợi ích và sự quan tâm của các bên. Ngoài ra, bộ nguyên tắc này được xây dựng còn nhằm quy định các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ phải được thực hiện vì quyền lợi và lợi ích của tất cả các quốc gia bất kể trình độ phát triển kinh tế hay khoa học.
Hợp tác quốc tế trong việc khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình được tiến hành theo các quy định của pháp luật quốc tế bao gồm: Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước về nguyên tắc hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này được thực hiện vì quyền lợi và lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới mà không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội hay khoa học công nghệ, đặc biệt là xem xét đến nhu cầu của các nước đang phát triển.
Các quốc gia có quyền tự do xác định tất cả các lĩnh vực hợp tác mà quốc gia đó tham gia trong việc khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ theo nguyên tắc công bằng và trên cơ sở thoả thuận giữa các bên [25].
Các điều khoản trong hợp đồng hợp tác, liên doanh phải được thoả thuận trên nguyên tắc công bằng, hợp lý và phải tuân thủ đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, ví dụ như quyền sở hữu trí tuệ.
Tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có tiềm năng vũ trụ và với các chương trình khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ cần có những đóng góp vào việc thúc đẩy sự hợp tác quốc tế theo nguyên tắc công bằng, trên cơ sở thoả thuận. Trong bối cảnh đó, phải đặc biệt quan tâm tới quyền lợi, lợi ích của các nước đang phát triển và kế hoạch khởi nguồn cho các chương trình hợp tác quốc tế với các quốc gia nhằm gia tăng tiềm năng vũ trụ [25].
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình cần phải được thực hiện bằng phương thức phù hợp và hiệu quả nhất cho các quốc gia liên quan, bao gồm hợp tác chính phủ và phi chính phủ, hợp tác thương mại và phi thương mại trên toàn cầu, đa phương, khu vực hoặc song phương, hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tất cả các cấp độ phát triển.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình trên cơ sở đặc biệt xem xét đến nhu cầu của các nước đang phát triển cần hướng tới các mục tiêu nói riêng sau trên cơ sở xem xét nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ hợp lý và hiệu quả phân bổ nguồn lực tài chính và kỹ thuật:
+ Thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ vũ trụ và các ứng dụng của khoa học, công nghệ vũ trụ;
+ Khuyến khích sự phát triển các vấn đề liên quan và tiềm năng vũ trụ thích hợp với quyền lợi của các quốc gia;
+ Tạo điều kiện thúc đẩy việc trao đổi kinh nghiệm và công nghệ giữa các quốc gia trên cơ sở thoả thuận.
Các quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức nghiên cứu, tổ chức hỗ trợ phát triển, các quốc gia phát triển và các nước đang phát triển cân nhắc việc sử dụng các ứng dụng và tiềm năng vũ trụ một cách thích hợp trong hợp tác quốc tế để đạt được các mục tiêu phát triển.
Uỷ ban sử dụng hoà bình khoảng không vũ trụ cần tăng cường mạnh mẽ vai trò trung gian trên diễn đàn trao đổi thông tin về các quốc gia, các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực hợp tác khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ quốc tế.
Khuyến khích các quốc gia đóng góp các chương trình ứng dụng vũ trụ cho Liên hợp quốc và các sáng kiến khác trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về vũ trụ phù hợp với ứng dụng vũ trụ và sự tham gia của họ trong việc khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề hợp tác quốc tế trong khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ, Mặt trăng và các thiên thể khác được các quốc gia trên thế giới quan tâm, phát triển. Chính sự hợp tác này đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp vũ trụ ngành càng phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người.
Các quy định của luật vũ trụ quốc tế, quy chế pháp lý trên là hành lang pháp lý đối với các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ, trở thành công cụ chủ yếu để các quốc gia sử dụng trong các hoạt động về vũ trụ của quốc gia mình. Có thể nói các quy định luật vũ trụ quốc tế đã được thực thi một cách nghiêm túc, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới được đặt ra như là nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Mọi hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ của bất kỳ quốc gia nào cũng được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật vũ trụ quốc tế như hoạt động đăng ký vị trí quỹ đạo của các quốc gia khi muốn đưa vệ tinh của mình lên quỹ đạo; thông báo về các hoạt động khai thác, sử dụng
khoảng không vũ trụ của quốc gia trước COPOUS, Liên hợp quốc và cộng đồng thế giới.. đặc biệt là vấn đề hợp tác quốc tế trong hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ, ngày càng có nhiều sự hợp tác giữa các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ vũ trụ phát triển và các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ vũ trụ kém phát triển nhằm cung cấp, hỗ trợ các công nghệ vũ trụ phục vụ hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ.
Ngoài ra, các quốc gia còn tiến hành xây dựng luật vũ trụ quốc gia trên cơ sở nội luật hoá các quy định của luật vũ trụ quốc tế góp phần vào việc thực thi các quy định của luật vũ trụ quốc tế phù hợp với điều kiện của quốc gia mình.