Quy chế pháp lý quốc tế về việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên hệ với pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ (Trang 63)

nhân trong khoảng không vũ trụ

Các hoạt động liên quan đến việc sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ được thực hiện trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc, Hiệp ước về hoạt động

thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác năm 1967 và Bộ nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân ngoài khoảng không vũ trụ năm 1992.

Theo quy định tại Điều 4, Hiệp ước về hoạt động thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác năm 1967 “các quốc gia thành viên của công ước này cam kết không đưa vào quỹ đạo Trái đất bất kỳ một vật thể nào có mang vũ khí hạt nhân hay vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác, không lắp đặt trên các thiên thể, không xây lắp hay làm bất cứ việc gì khác với các vũ khí đó trong khoảng không vũ trụ” [16].

Tuy nhiên, nguồn năng lượng hạt nhân lại là nguồn năng lượng rất cần thiết cho ngành công nghệ vũ trụ, thiếu năng lượng hạt nhân việc thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ, các thiên thể khó được thực hiện. Vì vậy, Bộ nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân ngoài khoảng không vũ trụ năm 1992 đã quy định bổ sung việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân ngoài khoảng không vũ trụ phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và việc sử dụng nguồn năng lượng hạt trong khoảng không vũ trụ chỉ áp dụng cho việc phát điện năng trong các vật thể vũ trụ và sử dụng cho động cơ phản lực.

Sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ một cách an toàn, hiệu quả là vấn đề rất quan trọng, thậm chí đặc biệt cần thiết đối với sự tồn tại, cuộc sống lâu dài và các vấn đề khác liên quan đến toàn thể nhân loại. Các quy định của Luật vũ trụ quốc tế về việc sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ được xây dựng nhằm đảm bảo việc sử dụng chúng được thực hiện trên cơ sở an toàn, giảm thiểu tối đa những rủi ro xác suất, đặc biệt là việc giảm thiểu các bức xạ có hại.

Để giảm thiểu chất phóng xạ trong vũ trụ và các rủi ro liên quan, việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ bị hạn chế bởi

việc sử dụng các nguồn năng lượng phù hợp khác thay thế cho nguồn năng lượng hạt nhân cho các hoạt động trong khoảng không vũ trụ.

Ngoài ra, việc thiết kế và sử dụng các vật thể vũ trụ có nguồn năng lượng hạt nhân phải đảm bảo một cách chắc chắn các nguy hiểm được dự đoán trước trong từng hoạt động, trường hợp hoặc hoàn cảnh nào đó. Các thiết kế và sử dụng vật thể vũ trụ phải đảm bảo độ tin cậy cao, chất phóng xạ không làm ô nhiễm đáng kể khoảng không vũ trụ [24].

Theo tiêu chuẩn, hoạt động của các vật thể vũ trụ có nguồn năng lượng hạt nhân bên trong, gồm cả việc tái nhập từ quỹ đạo có độ cao thích hợp. Các mục tiêu thích hợp nhằm bảo vệ chất phóng xạ từ các vật thể vũ trụ được Uỷ ban về vấn đề bảo vệ phóng xạ tiến hành đề nghị rộng rãi.

Để hạn chế tai nạn được dự tính, việc thiết kế, xây dựng hệ thống nguồn năng lượng hạt nhân phải tính đến các vấn đề liên quan và được sự chấp nhận từ các nguyên tắc quốc tế về việc bảo vệ bức xạ. Ngoại trừ trường hợp xác suất tai nạn thấp với hậu quả của khả năng bức xạ cao, việc thiết kế hệ thống nguồn năng lượng hạt nhân, với mức độ bảo mật cao, hạn chế phát xạ trong một giới hạn về khoảng cách địa lý và định mức chủ yếu về độ nhiễm phóng xạ đối với mỗi cá nhân là 1mSv trong một năm. Nó cho phép sử dụng giới hạn lượng phóng xạ mỗi lần nhận được là 5mSv/năm cho một số năm, với điều kiện là mức ảnh hưởng độ phóng xạ trung bình hàng năm trên tương đương với khoảng thời gian không vượt quá giới hạn cơ bản là 1mSv/năm.

Các tai nạn xác suất có khả năng gây hậu quả phóng xạ nghiêm trọng được lưu giữ một lượng rất nhỏ bởi mẫu hệ thống.

Hệ thống đảm bảo sự an toàn được thiết kế, xây dựng và vận hành phù hợp với các khái niệm chung về an ninh quốc phòng. Căn cứ vào khái niệm này, các dự đoán an toàn – liên quan đến sự thất bại hoặc sự cố phải có khả

năng khắc phục hoặc trung hoà bởi một hành động hoặc một phương thức, một cách tự động. Điều quan trọng cho sự an toàn của hệ thống, không kể những thành phần khác, là đảm bảo sự dư thừa, sự phân tách vật lý, các chức năng riêng biệt và sự độc lập tương đối giữa các thành phần.

* Các thiết bị chứa năng lượng hạt nhân:

Các thiết bị chứa năng lượng hạt nhân có thể được hoạt động nếu: nó nằm trên các vật thể vũ trụ đặc nhiệm, có độ cao quỹ đạo thích hợp và trong trường hợp xấu gần quỹ đạo Trái đất thì phải đảm bảo được lữu giữ trong quỹ đạo có độ cao phù hợp sau khi hoàn thành sứ mệnh.

Trong các tiêu chuẩn độ cao quỹ đạo thích hợp có tiêu chuẩn về khoảng thời gian cho phép để đi tới quỹ đạo đủ để phân huỷ hết chất actinides (chất phóng xạ) trong hạt nhân trong suốt thời gian hoạt động. Độ cao quỹ đạo thích hợp luôn tiềm ẩn những nguy hại hiện thời và tương lai trong khoảng không vũ trụ và cần hạn chế ở mức thấp nhất khả năng va chạm giữa các vật thể vũ trụ. Một tiêu chuẩn cần thiết nữa đối với độ cao quỹ đạo thích hợp là các thiết bị chứa chất phóng xạ đã được phân huỷ cũng phải được tiêu huỷ trong khoảng thời gian trước khi vật thể vũ trụ đó quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất.

Các thiết bị chứa năng lượng hạt nhân chỉ được sử dụng để làm giàu chất uranium 235 (Urani một nguyên tố hoá học, là kim loại nặng, màu xám, có phóng xạ, dùng làm nguồn cung cấp năng lượng hạt nhân) như là một nhiên liệu. Khi thiết kế các thiết bị này phải xem xét đến việc phân huỷ chất phóng xạ của hạt nhân và kết quả của việc kích hoạt phóng xạ. Các thiết bị chứa năng lượng hạt nhân không được hoạt động trước khi đưa vào quỹ đạo hoặc quỹ đạo giữa các hành tinh.

Việc thiết kế và xây dựng các thiết bị chứa năng lượng hạt nhân phải đảm bảo rằng trong mọi trường hợp có thể nó vẫn không hoạt động trước khi

được đưa vào quỹ đạo, bao gồm cả trường hợp nổ tên lửa, bị rơi xuống Trái đất, bị tác động của mặt đất hoặc nước, bị chìm xuống nước hoặc bị nước xâm nhập vào lõi.

Để làm giảm đáng kể khả năng xảy ra sự cố đối với các vệ tinh có các thiết bị chứa năng lượng hạt nhân trong một vòng quay quỹ đạo nhỏ hơn độ cao thích hợp của quỹ đạo (bao gồm cả hoạt động chuyển giao vào độ cao thích hợp), ở đó hệ thống hoạt động có độ tin cậy cao, đảm bảo được kiểm soát và có hiệu quả việc vứt bỏ thiết bị dùng để chứa năng lượng hạt nhân.

* Máy đồng vị phóng xạ được sử dụng cho việc đứng giữa các hành tinh hoặc thoát khỏi lực hút của bề mặt Trái đất. Nó cũng có thể được sử dụng trong quỹ đạo Trái đất sau khi hoàn thành một phần nhiệm vụ và được lưu giữ trong một quỹ đạo có độ cao thích hợp. Trong bất cứ trường hợp nào thì việc huỷ bỏ nó vẫn là biện pháp cần thiết tốt nhất [24].

Máy đồng vị phóng xạ phải được bảo vệ bởi một hệ thống ngăn chặn được thiết kế và xây dựng có khả năng chịu được nhiệt, sức cản của không khí khi quay lại vào bầu khí quyển và trên quỹ đạo được dự đoán trước, gồm độ cao của quỹ đạo e-lip và quỹ đạo hy-be-bol nơi có liên quan. Khi tác động, các hệ thống ngăn chặn và các hình thức vật chất của chất đồng vị sẽ đảm bảo rằng không có vật liệu phóng xạ bị reo rắc vào môi trường, để hoạt động phục hồi có thể xoá sạch hoàn toàn chất phóng xạ tại khu vực tác động [24].

* Vấn đề đánh giá mức độ an toàn:

Quốc gia phóng vật thể vũ trụ, quốc gia liên quan, hoặc với bất cứ nơi nào thiết kế, xây dựng, sản xuất nguồn năng lượng hạt nhân hoặc vật thể vũ trụ sẽ hoạt động, hoặc từ lãnh thổ của quốc gia nào, hoặc vật thể vũ trụ sẽ được phóng trước, trong thời điểm phóng, suốt quá trình chuẩn bị hợp tác hoặc phóng vật thể vũ trụ phải được đảm bảo một cách toàn diện và triệt để về việc đã tiến hành đánh giá an toàn [24].

Việc đánh giá này bao gồm cả những giai đoạn liên quan và việc xử lý các hàng loạt các vấn đề phức tạp gồm biện pháp phóng vật thể, bệ phóng vũ trụ, các nguồn năng lượng hạt nhân và các thiết bị đi kèm, phương tiện kiểm soát và liên lạc giữa mặt đất và vũ trụ và phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc, các tiêu chuẩn về an toàn.

Căn cứ và Điều 11, Hiệp ước về nguyên tắc hoạt động của các quốc gia trong việc thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả Mặt trăng và các thiên thể khác năm 1967, kết quả của quá trình đánh giá sự an toàn, mức độ khả thi, các chỉ số tương đương dùng để dự định điều chỉnh thời gian khởi động phải được thông báo công khai trước mỗi lần khởi động [16]. Các quốc gia phóng vật thể phải thông báo trong thời gian sớm nhất cho Tổng thư ký Liên hợp quốc về kết quả thu được từ việc đánh giá an toàn trước mỗi lần phóng vật thể vũ trụ.

* Quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân ngoài khoảng không vũ trụ.

- Các quốc gia có quyền sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân để phát điện năng trong các vật thể vũ trụ và sử dụng cho động cơ phản lực khi thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ trên cơ sở đảm bảo sự an toàn tuyệt đối đối với con người và môi trường.

Quốc gia bị ảnh hưởng từ nguồn năng lượng hạt nhân trong vật thể vũ trụ có quyền yêu cầu quốc gia phóng vật thể vũ trụ phải đáp ứng, cung cấp các yếu tố cần thiết để trợ giúp việc loại bỏ các tác hại hiện hữu và các tác hại có thể xảy ra trong tương lai.

- Các quốc gia có các nghĩa vụ sau nếu sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân ngoài khoảng không vũ trụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các quốc gia phóng vật thể vũ trụ có nguồn năng lượng hạt nhân phải nỗ lực bảo vệ các cá nhân, các khu dân cư và sinh quyển trước sự nguy hiểm bức xạ.

+ Các quốc gia phóng vật thể có nghĩa vụ phải thông báo trong thời gian sớm nhất cho Tổng thư ký Liên hợp quốc về kết quả thu được từ việc đánh giá an toàn trước mỗi lần phóng vật thể vũ trụ.

+ Nghĩa vụ thông báo về việc trở lại khí quyển Trái đất: bất cứ quốc gia nào phóng vật thể vũ trụ có chứa nguồn năng lượng hạt nhân phải thông báo kịp thời cho các quốc gia liên quan, trong trường hợp vật thể vũ trụ đang gặp sự cố có nguy cơ các chất phóng xạ tái trở lại khí quyển Trái đất.

Theo quy định tại Nguyên tắc 5, Bộ nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân ngoài khoảng không vũ trụ năm 1992, việc thông báo phải có đủ các thông tin sau:

“Hệ thống các tham số: quốc tịch của vật thể được phóng gồm quốc gia hoặc nhiều quốc gia, bao gồm cả địa chỉ của cơ quan nào có thể được liên lạc để biết thêm thông tin hoặc sự trợ giúp trong trường hợp bị tai nạn; số hiệu quốc tế; ngày, khu vực hoặc địa điểm phóng; các thông tin cần thiết về việc dự đoán một cách tốt nhất về khoảng thời gian của quỹ đạo, đường bay và khu vực tác động; tổng quát chức năng của tàu vũ trụ; thông tin về các nguy cơ phóng xạ từ nguồn năng lượng hạt nhân.

Loại nguồn năng lượng hạt nhân: đồng vị phóng xạ/lò năng lượng hạt nhân; cấu trúc vật lý, số lượng và đặc tính tổng hợp của nhiên liệu phóng xạ, nhiễm xạ và/hoặc các thành phần phóng xạ có khả năng tiếp cận mặt đất. Thuật ngữ “nhiên liệu” đề cập đến các vật liệu hạt nhân được sử dụng như là nguồn nhiệt hoặc điện năng” [24].

Các quốc gia phải cung cấp những thông tin phù hợp với quy định trên ngay sau khi biết có sự cố. Đồng thời, cập nhật thường xuyên các thông tin

tiếp theo và phổ biến các thông tin đã được cập nhật, dự đoán trước thời điểm vật thể vũ trụ đó quay lại tiếp cận tầng khí quyển dày đặc của Trái đất để cộng đồng quốc tế biết về tình hình và có đủ thời gian để các quốc gia lập kế hoạch về các hành động phản ứng cần thiết. Các thông tin cập nhật cũng đồng thời được chuyển cho Tổng thư ký Liên hợp quốc với cùng một tần số. Việc cung cấp thông tin phải được cập nhật thường xuyên phù hợp với thực tiễn, nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu về việc cho biết thêm thông tin hoặc hội thảo với các quốc gia khác.

Sau khi nhận được thông báo về việc trở lại bầu khí quyển Trái đất của một vật thể vũ trụ có chứa nguồn năng lượng hạt nhân trong đó và các thành phần của vật thể đó, tất cả các quốc gia có thể giám sát và có điều kiện theo dõi vũ trụ, trong tinh thần hợp tác quốc tế sẽ truyền đạt các thông tin có liên quan mà quốc gia đó nắm được về sự cố trên vật thể vũ trụ có chứa nguồn năng lượng hạt nhân cho Tổng thư ký Liên hợp quốc và các quốc gia quan tâm một cách nhanh chóng nhất, để các quốc gia có thể bị ảnh hưởng đánh giá tình hình và dự phòng các biện pháp xử lý cần thiết.

Một vật thể vũ trụ có chứa nguồn năng lượng hạt nhân và các thành phần của nó sau khi trở lại bầu khí quyển Trái đất nếu quốc gia bị ảnh hưởng yêu cầu, quốc gia phóng vật thể phải nhanh chóng đáp ứng, cung cấp các yếu tố cần thiết để trợ giúp việc loại bỏ các tác hại hiện hữu và các tác hại có thể xảy ra, bao gồm cả sự trợ giúp về việc xác định địa điểm, khu vực bị ảnh hưởng của nguồn năng lượng hạt nhân trên bề mặt Trái đất, dò tìm việc tái trở lại của các vật liệu và thực hiện bồi thường hoặc bằng các hoạt động thu dọn.

Tất cả các quốc gia, ngoài quốc gia phóng vật thể, các tổ chức quốc tế có khả năng kỹ thuật phù hợp, trong khả năng của mình, hỗ trợ các yếu tố cần thiết cho quốc gia bị ảnh hưởng.

Việc hỗ trợ các yếu tố cần thiết phù hợp với quy định trên, đặc biệt xem xét đến các quốc gia đang phát triển.

+ Trách nhiệm quốc tế đối với các hoạt động liên quan đến việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân ngoài khoảng không vũ trụ. Để phù hợp với quy định tại Điều 6, Hiệp ước về hoạt động của các quốc gia trong khai thác,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên hệ với pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ (Trang 63)