Quy chế pháp lý quốc tế đối với việc khai thác và sử dụng Mặt trăng và các thiên thể

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên hệ với pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ (Trang 71)

các quốc gia phải chịu trách nhiệm quốc tế đối với các hoạt động quốc gia liên quan đến việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ, dù hoạt động này được tiến hành bởi Chính phủ hay tổ chức phi Chính phủ của quốc gia đó, và đảm bảo rằng các hoạt động này được thực hiện phù hợp với các quy định của Hiệp ước và các quy định trong bộ nguyên tắc này. Tổ chức quốc tế có các hoạt động trong khoảng không vũ trụ có liên quan đến việc sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định đã nói ở trên trong Hiệp ước và các quy định trong bộ nguyên tắc này, có hiệu lực đối với các tổ chức quốc tế và các quốc gia thành viên.

Các quy chế pháp lý đối với việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân ngoài khoảng không vũ trụ trên là cơ sở pháp lý đối với các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ có sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nó đảm bảo năng lượng hạt nhân được sử dụng đúng mục đích, có độ an toàn tuyệt đối, ngăn chặn những tác hại do nguồn năng lượng hạt nhân gây ra cho con người và môi trường, đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân phục vụ hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ.

2.6. Quy chế pháp lý quốc tế đối với việc khai thác và sử dụng Mặt trăng và các thiên thể trăng và các thiên thể

Quy chế pháp lý đối với việc khai thác, sử dụng Mặt trăng và các thiên thể khác được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Luật vũ trụ quốc

tế. Mặt trăng được công nhận là một vệ tinh tự nhiên của Trái đất, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có quyền được khai thác và sử dụng vì mục đích hoà bình và bình đẳng trên cơ sở tuân thủ pháp luật quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Hiệp ước quốc tế về các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác năm 1967, Công ước về hoạt động của các quốc gia trên Mặt trăng và các thiên thể khác năm 1979 và các bản quy phạm pháp luật quốc tế có liên quan khác như: Hiệp định về cứu hộ phi công vũ trụ, trao trả phi công vũ trụ và các phương tiện được đưa vào khoảng không vũ trụ năm 1968, Công ước về đăng ký các vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ năm 1975, Công ước quốc tế về trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với thiệt hại do các vật thể vũ trụ gây ra... Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế có thể khái quát một số quy định về việc khai thác và sử dụng Mặt trăng, các thiên thể khác vì mục đích hoà bình như sau:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên hệ với pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ (Trang 71)