Thực trạng pháp luật Việt Nam về vũ trụ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên hệ với pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ (Trang 113)

Mặc dù ngành công nghiệp vũ trụ và các ngành ứng dụng của công nghệ vũ trụ đã có những bước phát triển, đạt được những kết quả nhất định và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, nhưng các quy phạm pháp luật về vũ trụ của Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Hiện nay chỉ có một số ngành luật liên quan quy định về một vài khía cạnh nhỏ của ngành luật vũ trụ, thật vậy:

- Theo quy định tại Pháp lệnh bưu chính viễn thông năm 2002, quỹ đạo vệ tinh thuộc quyền quản lý của Việt Nam, phổ tần số vô tuyến điện.. được coi là nguồn tài nguyên thông tin và được quản lý, sử dụng theo các quy định trong Pháp lệnh. Việc sử dụng tài nguyên viễn thông phải thực hiện theo quy hoạch và sự phân bổ hợp lý trên cơ sở cấp phép của cơ quan có thẩm quyền nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này. Tại Điều 52, Pháp lệnh bưu chính viễn thông năm 2002 đã quy định việc quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh thuộc chủ quyền Việt Nam phải được thực hiện theo “nguyên tắc bảo đảm đúng quy hoạch của Nhà nước, có hiệu quả, công bằng, hợp lý và tiết kiệm; đảm bảo để các hệ thống thông tin vô tuyến điện hoạt động không bị nhiễu có hại, không gẫy nhiễu có hại; đáp ứng nhu

cầu sử dụng tần số vô tuyến tiện phục vụ nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tạo điều kiện phát triển nhanh công nghệ mới về viễn thông bảo vệ chủ quyền quốc gia về sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh” [28].

- Nội dung quản lý nhà nước đối với việc sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh – nguồn tài nguyên vũ trụ (nguồn tài nguyên thông tin) cũng được quy định trong Pháp lệnh bưu chính viễn thông năm 2002. Việc quản lý nhà nước đối với việc sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh nằm trong nội dung quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, theo quy định tại khoản 5, 7, Điều 72, Pháp lệnh bưu chính viễn thông “tổ chức quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên viễn thông và kết nối giữa các mạng viễn thông”, “tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; tổ chức phối hợp tần số vô tuyến điện với các nước và đăng ký tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh với các tổ chức quốc tế có liên quan” [28].

Hệ thống các quy phạm pháp luật về việc quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh được xây dựng và đang ngày càng hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn tài nguyên vũ trụ - tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh. Đây là một trong những ngành luật có liên quan mật thiết với ngành luật vũ trụ.

Hệ thống quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện được quy định trong các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh bưu chính viễn thông năm 2002, Nghị định số 24/2004/NĐ-CP về tần số vô tuyến điện, Nghị định số 142/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện, Nghị định số 75/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của thanh tra bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch

phổ tần số vô tuyến điện quốc gia”… Tháng 4 năm 2008, vệ tinh viễn thông đầu tiên của nước ta – Vinasat I được đưa vào sử dụng đánh dấu mốc quan trọng trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh. Các dải tần số và quỹ đạo vệ tinh là những nguồn tài nguyên vũ trụ quý hiếm, hạn chế, đồng thời sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng và nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới dẫn đến nhu cầu sử dụng băng tần rất lớn.

Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh, hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo Luật tần số vô tuyến điện nhằm tăng cường hoạt động quản lý, cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo hướng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định về lĩnh vực này và đảm bảo lợi ích quốc gia về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh. Trong dự thảo Luật tần số vô tuyến điện có xác định các nguyên tắc quản lý, cấp phép, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh, tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý, sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên vũ trụ này một cách hiệu quả. Đối tượng được xem xét cấp phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh mà Việt Nam đã đăng ký với quốc tế cũng được mở rộng cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có các điều kiện theo quy định nhằm khai thác các nguồn thu cho Nhà nước đồng thời bảo vệ được quyền lợi và chủ quyền của nước ta đối với việc quản lý quỹ đạo vệ tinh.

Vệ tinh viễn thông là một trạm tiếp sóng có chức năng thu tín hiệu được phát đi từ điểm trên mặt đất để truyền trở lại những điểm khác nhau trên mặt đất gọi là vùng phủ sóng. Một vệ tinh không bao giờ vận hành đơn lẻ mà luôn kèm theo các bộ phận cấu thành khác người ta gọi đó là hệ thông tin viễn thông bằng vệ tinh. Hệ thống thông tin viễn thông bằng vệ tinh hoàn chỉnh

bao gồm tối thiểu một vệ tinh, thông thường là hai vệ tinh, vệ tinh thứ hai dùng để dự trữ thay thế cho vệ tinh thứ nhất trong trường hợp cần thiết, có thể được dự phòng tại mặt đất hoặc đạo được đưa vào quỹ đạo cùng vệ tinh thứ nhất; một hoặc hai tên lửa phóng vệ tinh và trạm kiểm soát mặt đất đối với vệ tinh, trạm này có chức năng duy trì sự vận hành tốt của vệ tinh trên quỹ đạo trong suốt thời gian khai thác, nghĩa là đảm bảo sự ổn định của vệ tinh trên quỹ đạo và kiểm soát sự hoạt động của các kênh truyền phát của vệ tinh; mạng lưới các trạm liên lạc có chức năng truyền phát các tín hiệu vệ tinh vào mạng sóng điện từ [65, 5].

Vấn đề quản lý, sử dụng các tín hiệu vệ tinh, quỹ đạo vệ tinh thuộc sự điều chỉnh của Luật viễn thông. Tuy nhiên, một vệ tinh muốn đưa được vào vị trí quỹ đạo phù hợp yêu cầu lại chịu sự điều chỉnh của pháp luật vũ trụ, liên quan đến các vấn đề như đăng ký việc phóng vật thể vào khoảng không vũ trụ, chế độ pháp lý đối với các vật thể vũ trụ, vấn đề chịu trách nhiệm quốc tế đối với các thiệt hại do vật thể vũ trụ gây ra và rất nhiều các vấn đề liên quan khác. Hiện nay, pháp luật về vấn đề quản lý vật thể vũ trụ ở nước ta còn thiếu, nhưng khi đã tham gia vào hoạt động khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ thì việc xây dựng các quy phạm pháp luật về vấn đề này là nhu cầu tất yếu nhằm tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ phát triển hiệu quả, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực này mà Việt Nam cam kết.

- Ngoài ra, các quy định về việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân cũng có những liên quan mật thiết tới ngành luật khoảng không vũ trụ. Nguồn năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng thiết yếu để đưa các vật thể vũ trụ vào không gian. Sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ một cách an toàn, hiệu quả là vấn đề rất quan trọng, thậm chí đặc biệt cần thiết đối với sự tồn tại, cuộc sống lâu dài và các vấn đề khác liên quan đến toàn thể nhân

loại. Các quy định của Luật vũ trụ quốc tế về việc sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ được xây dựng nhằm đảm bảo việc sử dụng chúng được thực hiện trên cơ sở an toàn, giảm thiểu tối đa những rủi ro xác suất, đặc biệt là việc giảm thiểu các bức xạ có hại. Vì vậy, việc ban hành Luật năng lượng nguyên tử năm 2008 của nước ta quy định về các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và đảm bảo an toàn, an ninh trong các hoạt động này sẽ góp phần quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân nói chung và trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ có những điểm khác biệt với việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào các lĩnh vực khác, như vấn đề cung cấp thông tin về việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ, vấn đề rác thải hạt nhân trong vũ trụ, việc quốc gia phải chịu trách nhiệm quốc tế đối với các thiệt hại do nguồn năng lượng hạt nhân trong vật thể vũ trụ gây ra.. vì vậy cần phải xây dựng, hoàn thiện thêm các quy định về vấn đề sử dụng hạt nhân đối với hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ.

- Vấn đề thu phát các chương trình truyền hình qua vệ tinh là một khía cạnh trong luật vũ trụ quốc tế. Bộ nguyên tắc về sử dụng vệ tinh nhân tạo của các quốc gia cho việc phát sóng truyền hình quốc tế trực tiếp được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua trong Nghị quyết 37/92 ngày 10/12/1982, quy định các hoạt động trong lĩnh vực phát sóng truyền hình trực tiếp qua vệ tinh được tiến hành tương thích với chủ quyền của các nước khác trong lĩnh vực này bao gồm nguyên tắc không can thiệp, tăng cường sự hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa tất cả các quốc gia và dân tộc, vì mục tiêu duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.

Vấn đề thu chương trình truyền hình nước ngoài từ vệ tinh được Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý, ngày 10/01/1997, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra

Quyết định 46/QĐ-BC ban hành Quy chế cấp giấy phép; kiểm tra xử lý vi phạm việc thu chương trình truyền hình nước ngoài từ vệ tinh (TVRO) [33]. Cùng với sự phát triển về kinh tế và sự bùng nổ về thông tin, để quản lý chặt chẽ hoạt đông thu chương trình truyền hình nước ngoài từ vệ tinh, ngày 29/7/2002 Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 18/2002/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế cấp giấy phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thu chương trình truyền hình nước ngoài thay thế Quy chế ban hành kèm Quyết định 46/QĐ-BC trên [34]. Năm 2003, Bộ Văn hoá - Thông tin tiếp tục sửa đổi bổ sung quy chế trên cho phù hợp với tình hình thực tiễn về vấn đề cấp giấy phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thu chương trình truyền hình nước ngoài tại Quyết định số 49/2003/QĐ-BVHTT. Vấn đề thu chương trình truyền hình nước ngoài từ vệ tinh đã được nước ta kiểm duyệt tương đối sát sao. Tuy nhiên, hiện nay việc phát các chương trình truyền hình của nước ta ra nước ngoài qua vệ tinh còn chưa có văn bản quy định.

Ngoài một số quy phạm pháp luật được xây dựng và đang hoàn thiện trên, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến hoạt động vũ trụ ở nước ta hiện nay còn chưa hoàn chỉnh như: các quy phạm pháp luật về hoạt động viễn thám của nước ta hiện nay còn thiếu; các quy phạm pháp luật về vấn đề định vị nhờ vệ tinh…

Đứng trước những lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng mà ngành công nghệ vũ trụ đem lại, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đồng thời xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh từ hoạt động này. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp nên việc tham gia vào các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ là một vấn đề mới và bị hạn chế. Các quy định pháp luật về lĩnh vực vũ trụ chưa

được xây dựng, vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật quốc tế về khoảng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên hệ với pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ (Trang 113)