Tình hình phát triển kinh tế khu vực miền núi phía bắc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa (Trang 31)

Miền núi phía bắc bao gồm 15 tỉnh đƣợc chia làm 2 tiểu vùng: Tây Bắc gồm 6 tỉnh (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai và Yên Bái); Đông Bắc gồm 9 tỉnh (Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Quảng Ninh). Diện tích tự nhiên của vùng là 100 nghìn km2, chiếm trên 30% diện tích cả nƣớc. Là vùng có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng với trên 1.400 nghìn km đƣờng biên giới với Trung Quốc ở phía bắc; trên 600 km biên giới với Lào ở phía tây; phía nam giáp với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và phía đông giáp với biển Đông.

Việc có chung đƣờng biên giới với các quốc gia láng giềng một mặt tạo điều kiện cho vùng miền núi phía Bắc phát triển kinh tế, tăng cƣờng giao lƣu trao đổi hàng hoá. Mặt khác, với vị trí là vùng đất phên dậu của Tổ quốc cũng đặt ra những thách thức liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biên giới, giữ gìn sự ổn định về an ninh, quốc phòng.

Với vị trí phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, nhiều khu cửa khẩu quốc tế, quốc gia và chợ đƣờng biên đã đƣợc khai thông. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các địa phƣơng trong vùng phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lƣu biên giới tạo mũi đột phá quan trọng cho sự phát triển kinh tế của vùng. Việc khai thác các tiềm năng phát triển khu kinh tế cửa khẩu không chỉ tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của bản thân mỗi tỉnh có cửa khẩu mà còn tạo sự liên kết kinh tế mới để phát huy thế mạnh của vùng về giao lƣu kinh tế, thƣơng mại cũng nhƣ du lịch.

Bên cạnh tiềm năng phát triển kinh tế cửa khẩu, với việc nằm giáp vùng đồng bằng bắc bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một vùng phát triển năng động và có sức lan toả cho phép vùng miền núi phía bắc phát triển các ngành kinh tế phụ trợ, cung cấp lao động, nguyên liệu… cùng với nguồn tài

nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú là lợi thế về vị trí địa lý cho phát triển và giảm nghèo của vùng.

Địa hình và khí hậu: Địa hình có độ chia cắt mạnh do ảnh hƣởng của các dãy núi lớn, đặc biệt là dạy Hoàng Liên, đây cũng chính là dãy núi chia cắt miền núi phía bắc thành 2 tiểu vùng khí hậu Đông Bắc và Tây Bắc. Đông Bắc nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, vùng Tây Bắc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với số giờ nắng cao và ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các cơn bão mùa hè cũng nhƣ các đợt gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.

Sự chia cắt về địa hình đã tạo cho vùng miền núi phía bắc nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau với tài nguyên sinh vật phong phú, trong đó có nhiều loại động thực vật quý hiếm. Chỉ tính riêng khu vực Tây Bắc đã có 51 loài động vật quý hiếm đặc hữu. Tuy nhiên, do sự chia cắt phức tạp về địa hình, nhiều vùng có độ dốc lớn nên việc phát triển hệ thống giao thông, mở mang xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Đây chính là trở ngại lớn cho phát triển kinh tế – xã hội vùng miền núi phía bắc.

Tài nguyên:Vùng miền núi phía bắc là vùng giàu tài nguyên bậc nhất cả nƣớc. Theo đánh giá của các nhà khoa học, đất đai vùng miền núi phía bắc không xấu, có khả năng phát triển sản xuất đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp. Vùng miền núi phía bắc còn là vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lƣợng lớn và tƣơng đối đa dạng. Việc quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên khoáng sản sẽ tạo điều kiện cho vùng phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú về đất, nƣớc, vùng miền núi phía bắc còn có tài nguyên sinh thái, nhân văn đa dạng, giàu bản sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống trên vùng đất này.

Dân số: Theo thống kê năm 2007, vùng miền núi phía bắc có dân số khoảng 15.770 nghìn ngƣời, chiếm 14,3% dân số cả nƣớc. Đây là vùng có tỷ

lệ ngƣời dân tộc thiểu số cao nhất cả nƣớc, chiếm trên 50% tổng số ngƣời dân tộc thiểu số, cơ cấu thành phần dân tộc đa dạng, nhiều tỉnh có tới trên 30 dân tộc cùng sinh sống với trình độ phát triển rất khác nhau.

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, trong giai đoạn 2005 – 2007, kinh tế toàn vùng phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân năm 2007 đạt 12,33%, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2007 đạt 5,51 triệu đồng, tăng hơn 1,76 lần so với năm 2000. Đây là kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế của toàn vùng trong bối cảnh đây là vùng đƣợc coi là khó khăn nhất của cả nƣớc. So với các vùng khác trong cả nƣớc, vùng miền núi phía Bắc có tốc độ tăng GDP chậm, chỉ cao hơn vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền trung và vùng kinh tế trọng điểm miền trung (11,08%). Đóng góp trong GDP cả nƣớc năm 2000 là 6,63%, giảm xuống 6,37% năm 2005, 6,25% năm 2006 và 6,2% năm 2007.

Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển biến tích cực qua mấy năm trở lại đây, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm 43,1% năm 2006 xuống còn 40,1% năm 2007 (giảm 3%); tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 24,7% năm 2006 lên 26,5% năm 2007 (tăng 1,%); tỷ trọng thƣơng mại, dịch vụ tăng từ 32,2% lên 33,4% (tăng 1,2%) [9, tr.58].

Bảng 1. Cơ cấu kinh tế vùng miền núi phía Bắc so với cả nƣớc năm 2006, 2007

Tỉnh/Thành phố Năm 2006 Năm 2007

NLN CN-XD DV NLN CN-XD DV

Cả nƣớc 24,53 36,73 38,74 19,2 41,1 39,7

Miền núi phía Bắc 43,1 24,7 32,2 40,1 26,5 33,4 Đồng bằng sông

Hồng và vùng

KTTĐ Bắc Bộ Bắc Trung Bộ, DHMT và vùng KTTĐ miền Trung 32,35 30,03 37,62 22,99 36,67 40,34 Tây Nguyên 57,3 15,2 27,5 44,5 24,4 31,1 Đông Nam Bộ và vùng KTTĐ phía Nam 12,2 43,7 44,1 7,5 47,7 44,8 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

60,1 19,7 20,2 51,8 25,2 23

Nguồn: Vụ Kinh tế ĐP & LT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007

Một số tỉnh miền núi phía Bắc đã vƣợt qua các khó khăn để đạt tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tƣơng đối nhanh nhƣ Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La. Những tỉnh này có tốc độ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP trên 10% và tăng tƣơng ứng đối với các ngành công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại, dịch vụ. Tuy nhiên, quan sát quá trình tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi phía bắc cho thấy một số vấn đề sau:

- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân tuy cao song còn thấp so với cả nƣớc nên vị trí của miền núi phía bắc trong nền kinh tế quốc dân ngày càng giảm sút. Đóng góp cho GDP cả nƣớc của miền núi phía Bắc có xu hƣớng giảm rõ rệt qua các năm.

- Cơ cấu kinh tế mặc dù có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, song trong cơ cấu GDP, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp vẫn còn rất cao. Nguyên nhân chủ yếu do xuất phát điểm kinh tế của vùng này còn thấp và chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp với trên 75% lao động hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp.

- Tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy có chuyển biến tích cực song chất lƣợng không cao, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Một số tỉnh nhƣ Sơn La, Hà Giang có động lực chủ yếu do kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, do vậy tốc độ tăng trƣởng không phản ánh đúng bản chất của sự tăng trƣởng (tạo nên sự tăng trƣởng ảo), việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thiếu vững chắc.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa (Trang 31)