Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo động lực mới cho sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa (Trang 112)

xuất kinh doanh

Với điều kiện tự nhiên phức tạp và kinh tế – xã hội chậm phát triển, để thực hiện phát triển kinh tế cần phải tăng cƣờng sự can thiệp của khoa học – công nghệ. Trong đó, khoa học xã hội và nhân văn sẽ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu về văn hoá, ngôn ngữ và những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Khoa học tự nhiên và công nghệ là những nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển lực lƣợng sản xuất nói riêng, phát triển kinh tế – xã hội nói chung. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học để cải tạo kết cấu hạ tầng nông thôn miền núi, khắc phục những khó khăn về điều kiện tự nhiên; cải tiến công cụ lao động phù hợp với điều kiện miền núi, chuyển đổi lao động thủ công sang cơ khí và bán tự động; tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng mới có hiệu quả kinh tế, đảm bảo cho môi trƣờng sinh thái ổn đinh, đƣa ứng dụng khoa học vào việc bảo quản, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp v.v…

Để có thể tăng cƣờng đầu tƣ ứng dụng công nghệ sinh học cần xây dựng các trung tâm nghiên cứu, triển khai ứng dụng giống cây trồng, giống vật nuôi. Hình thành đội ngũ cán bộ chuyển giao công nghệ làm nhiệm vụ hƣớng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất và các hộ gia đình, nhất là các hộ gia đình là ngƣời dân tộc thiểu số.

- Nguồn ngân sách nhà nước

Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn ngân sách nhà nƣớc (bao gồm cả nguồn vốn ODA): tập trung cao độ nguồn ngân sách của tỉnh (kể cả nguồn ngân sách huyện); tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tƣ của Trung ƣơng (bằng nguồn hỗ trợ đầu tƣ, các chƣơng trình, các dự án đầu tƣ, các chƣơng trình quốc gia thực hiện trên địa bàn) để thực hiện đầu tƣ phát triển, giải quyết dứt điểm các công trình hạ tầng quan trọng, trong đó ƣu tiên cho các công trình giao thông (bao gồm các trục giao thông chính, đƣờng hành lang biên giới và các đƣờng ngang nối đƣờng hành lang với trục đƣờng Hồ Chí Minh; Quốc lộ 217 và Quốc lộ 1A); các công trình thuỷ lợi trọng yếu và một số công trình hạ tầng xã hội; khắc phục sự yếu kém hiện tại, tạo thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tƣ phát triển các ngành sản xuất để đạt tăng trƣởng cao.

- Huy động vốn doanh nghiệp, nguồn vốn tự có của nhân dân

Đẩy mạnh việc thực hiện luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, tạo sự thông thoáng để hấp dẫn, thu hút đầu tƣ từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tƣ phát triển vào các ngành sản xuất, dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ tầng quy mô lơn.

Phát triển mạnh kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình; phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ thƣơng mại; thực hiện giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê mặt bằng, miễn giảm thuế và tiền thuê đất, tiền sử dụng đất… để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển.

Xây dựng hợp tác xã tín dụng để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân tạo nguồn vay và địa chỉ tín chấp cho các hộ sản xuất kinh doanh vay vốn phát triển sản xuất.

Kết hợp giữa huy động nguồn đầu tƣ nhà nƣớc với sức đóng góp của nhân dân; giữa đầu tƣ tài chính với đóng góp sức lao động (kể cả lao động

công ích) để thực hiện đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện huy động tổng hợp nguồn lực cho đầu tƣ phát triển.

- Khai thác nguồn vay tín dụng, đầu tư cổ phiếu, vốn liên doanh, liên kết đầu tư phát triển

Kết hợp các nguồn tín dụng đầu tƣ dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia để thực hiện đầu tƣ phát triển các ngành sản xuất; trồng cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, các công nghiệp chế biến nông – lâm sản, khai thác tài nguyên – khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng xuất khẩu… Đồng thời với vay tín dụng, các doanh nghiệp thực hiện bán cổ phiếu, huy động cổ phần và liên doanh, liên kết… để huy động tạo nguồn đầu tƣ phát triển.

- Kêu gọi nguồn đầu tư từ bên ngoài (FDI, ODA…)

Lập các dự án đầu tƣ, kêu gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực có cầu vốn đầu tƣ lớn, thời gian thu hồi vốn dài: công nghiệp, dịch vụ du lịch, viễn thông, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ; kêu gọi nguồn hỗ trợ không hoàn lại và vay ƣu đãi ân hạn dài cho phát triển nông thôn, khuyến nông, phát triển lâm nghiệp, y tế, giáo dục, cải thiện đời sống đồng bào khu vực các xã đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ thực hiện tốt các dự án do WB và các tổ chức quốc tế triển khai trên địa bàn.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

1. Tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng của cả nƣớc đã tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi cũng nhƣ đặt ra nhiều thách thức đối với vấn đề phát triển kinh tế khu vực miền núi cả nƣớc nói chung, khu vực miền núi Thanh Hoá nói riêng.

2. Quan điểm xuyên xuốt để thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá là phải huy động tối đa các thành phần kinh tế, các nguồn lực để đầu tƣ phát triển. Thực hiện phát triển bền vững, vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, vừa giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách về mức sống của nhân dân vùng cao, vùng biên giới so với vùng đồng bằng, giữa miền núi và miền xuôi.

3. Mục tiêu phát triển tổng quát là phấn đấu đạt tăng trƣởng thời kỳ 2007 – 2010 từ 15% trở lên và duy trì mức tăng cao cho thời kỳ 2011 – 2015. Cải thiện rõ rệt hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2007 – 2010, làm cơ sở tiếp theo cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo thuận lợi cho các bƣớc đầu tƣ phát triển tiếp sau.

Mục tiêu cụ thể là phấn đấu GDP/ngƣời năm 2010 đạt trên 80% trung bình cả tỉnh, gấp hơn 2 lần so với năm 2005, năm 2015 có thu nhập tăng hơn gấp 3 lần năm 2005, năm 2020 gấp hơn 4 lần so với năm 2010. Phấn đấu tới năm 2020 có cơ cấu nông nghiệp < 25%, dịch vụ > 30%, công nghiệp > 45%.

4. Để thực hiện đƣợc những mục tiêu đó cần có các giải pháp nhƣ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của khu vực; Đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; Phát triển thị trƣờng và nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng cơ sở hạ tầng; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo động lực mới cho sản xuất kinh doanh; Huy động và sử dụng vốn đầu tƣ.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ mục tiêu và yêu cầu, luận văn đã tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

1. Đã hệ thống hoá đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế, nội dung và những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế.

2. Việc phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá phải đƣợc đặt trong bối cảnh phát triển chung của cả nƣớc. Đặc biệt, thông qua sự đánh giá khả năng và mức độ phát triển của những khu vực miền núi khác trong cả nƣớc kết hợp với việc đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của khu vực miền núi Thanh Hoá luận văn đã chỉ ra đƣợc những thuận lợi và khó khăn của khu vực trong tiến trình phát triển và hội nhập. Đồng thời đó cũng là cơ sở khoa học để tác giả đề ra các giải pháp ở chƣơng 3.

3. Để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá những năm qua, luận văn đã nêu rõ những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển và đặc biệt đi sâu phân tích vấn đề tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực. Qua đó tác giả đi đến kết luận: mặc dù đã có đƣợc những thành quả tích cực nhất định song hiện tại kinh tế miền núi Thanh Hoá còn phát triển chậm và là một trong những vùng nghèo nhất của cả nƣớc.

4. Thông qua quan điểm định hƣớng và mục tiêu phát triển, luận văn đã đƣa ra những giải pháp góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực, đó là:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của khu vực;

- Đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực;

- Phát triển thị trƣờng và nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm; - Xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo động lực mới cho sản xuất kinh doanh;

- Huy động và sử dụng vốn đầu tƣ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội.

2. Báo cáo của Oxfam quốc tế (1997), Tăng trưởng với công bằng: Chương trình thảo luận về chủ đề xoá đói giảm nghèo, Business Publications, Inc.; Plano, Texas.

3. Trần Bình (2001), Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Điều tra công tác khuyến nông, khuyến lâm đến phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp ở vùng dân tộc miền núi. Báo cáo tổng hợp, Hà Nội.

5. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trước sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội.

6. Trần Văn Chử (chủ biên) (2000), Kinh tế học phát triển, Nxb. CTQG, Hà Nội.

7. Cục Thống kê Tỉnh Thanh Hoá (2006), Niên giám thống kê 2001 – 2005, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

8. Lê Trọng Cúc (1999), Hiện trạng và xu hướng phát triển ở vùng núi Việt Nam, Trung tâm Đông – Tây, Hawaii.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

11. PGS.TS. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

12. Lê Huy Đức, Trần Đại (2003) (chủ biên), Giáo trình dự báo phát triển kinh tế – xã hội, Nxb. Thống kê.

13. Phạm Hảo (2005), Phát triển kinh tế thị trường – một số vấn đề thực tiễn ở miền Trung và Tây Nguyên, Nxb. CTQG, Hà Nội.

14. Hội đồng khoa học – Uỷ ban Dân tộc (2006), Thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, Nxb. CTQG, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Hiến (2005), Quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế địa phương, Nxb. CTQG, Hà Nội.

16. Bùi Thị Bích Lan (2005), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên,

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Bùi Tiến Lợi (2002), Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. CTQG, Hà Nội.

18. Đỗ Hoài Nam (2005), Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, Nxb. Thế giới.

19. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Phạm Xuân Nam (chủ biên) (2002), Triết lý phát triển ở Việt Nam,

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (1999), Phát triển con người – Từ quan niệm đến chiến lược và hành động, Nxb. CTQG, Hà Nội.

22. Ngân hàng phát triển Châu Á, Viện Chiến lược phát triển (2005), Miền trung: định hướng giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội bền vững,

Báo cáo tổng hợp.

23. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2003), Nxb. CTQG, Hà Nội.

24. Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi cơ sở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, Nxb. CTQG, Hà Nội.

25. Đinh Văn Phượng (2005), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía bắc nước ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học. 26. Tatyana P. Soubbotina (2002) (Dịch: Lê Kim Tiên), Không chỉ là tăng

trưởng kinh tế, Nxb. Văn hoá Thông tin.

27. Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thanh Hoá (2006), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.

28. Lê Ngọc Thắng (chủ biên) (2006), Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, Nxb. CTQG, Hà Nội.

29. Bùi Tất Thắng (1992), Một số lý thuyết phát triển kinh tế hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4 (188) tháng 8 – 1992 và số 5 (189) tháng 10 – 1992.

30. GS.TS. Nguyễn Văn Thường (chủ biên), Một số vấn đề kinh tế – xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. CTQG, Hà Nội.

31. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (2000), Tư duy mới về phát triển kinh tế cho thế kỷ XXI, Nxb. CTQG, Hà Nội.

32. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp.

33. Từ điển kinh tế học hiện đại (1999), Nxb. CTQG, Hà Nội.

34. UNDP và Viện Chiến lược phát triển (2001), Việt Nam hướng tới 2010,

Nxb. CTQG, Hà Nội.

35. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb. CTQG, Hà Nội.

36. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2006), Báo cáo“Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2010” “Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng 2020”.

37. Viện Chiến lược phát triển (1998), Lựa chọn và thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội.

38. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb. CTQG, Hà Nội.

39. Viện Chiến lược phát triển (2002), Quan điểm phát triển trong thiên niên kỷ mới, trong tài liệu: “Những thách thức đối với thực hiện chiến lược của Việt Nam”, UNDP công bố.

40. Việc Chiến lược phát triển (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. CTQG,Hà Nội.

41. PGS.TS. Ngô Văn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội – Học hỏi và sáng tạo, Nxb. CTQG, Hà Nội. 42. PGS.TS. Ngô Văn Vịnh (chủ biên) (2005), Bàn về phát triển kinh tế,

PHỤ LỤC Phụ lục 1.

Diện tích, dân số 11 huyện miền núi Thanh Hoá năm 2005 Huyện Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (1000 (người) Thành phần DTTS Đơn vị hành chính Tổng số Xã, phường Thị trấn Toàn vùng 8.516,63 1.053,3 223 210 12

Bá Thước 777,01 103,8 Mường, Thái 26 25 1

Quan Hoá 998,68 43,8 Thái, Mường, Mông, Hoa

18 17 1

Cẩm Thuỷ 425,04 113,2 Mường, Thái 20 19 1

Như Thanh 587,33 85,8 Mường, Thái 17 16 1

Thạch Thành 558,11 147,8 Mường, Thái 28 26 2

Lang Chánh 586,46 46,4 Mường, Dao, Thái, Hoa

11 10 1

Như Xuân 719,47 61,0 Mường, Thái 18 17 1

Thường Xuân

1113,24 85,9 Mường, Thái 17 16 1

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)