Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá là một khu vực nhạy cảm về mặt văn hoá - kinh tế – chính trị. Vấn đề phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá là vấn đề lớn, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, tổng hợp, có hiệu quả thiết thực của nhiều ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Các giải pháp đó phải đặt trong mối quan hệ phát triển liên ngành, liên vùng, đảm bảo đồng bộ và có hệ thống; bám sát định hƣớng phát triển chung của cả tỉnh, cả nƣớc.
Ngày nay, với những bƣớc chuyển sang kinh tế thị trƣờng và mở rộng hợp tác quốc tế đã xuất hiện nhiều khả năng mới, hình thức mới và giải pháp mới trong việc giải quyết vấn đề phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá.
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của khu vực
3.2.1.1. Đối với lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và kinh tế nông thôn
* Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp:
Theo định hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp các huyện miền núi Thanh Hoá đến năm 2020, nông nghiệp khu vực miền núi sẽ phấn đấu sản xuất đủ lƣơng thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ cho ngƣời và phát triển chăn nuôi, góp phần thực hiện an toàn lƣơng thực trên địa bàn.
Để đạt đƣợc những mục tiêu đó cần có các giải pháp cụ thể nhƣ sau: - Đƣa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý, biện pháp canh tác phù hợp để tăng năng suất cây trồng, chất lƣợng sản phẩm. Hƣớng tới chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng tăng tỷ trọng cây công nghiệp tạo vùng hàng hoá, vùng nguyên liệu công nghiệp, vùng hàng xuất khẩu; tăng tỷ trọng chăn nuôi.
- Khôi phục nghề truyền thống, du nhập và mở mang ngành nghề mới trong nông nghiệp, nông thôn thu hút lao động sản xuất hàng thủ công phục vụ tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và tham gia làm hàng xuất khẩu, góp phần thực hiện phân công lao động tại chỗ, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn. Hoàn thành vững chắc việc định canh, định cƣ, khắc phục tình trạng di dân không có tổ chức.
- Củng cố và phát triển mạng lƣới dịch vụ cung ứng vật tƣ, kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống, công nghệ bảo quản, thu mua
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, tín dụng nông thôn tạo nguồn đầu tƣ phát triển.
- Hỗ trợ các xã biên giới, vùng cao về giống, biện pháp canh tác và đầu tƣ hoàn thiện, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật để đồng bào có điều kiện phát triển sản xuất thực hiện xoá đói nghèo, từng bƣớc vƣơn lên làm giàu, nâng độ đồng đều về mức sống giữa các vùng dân cƣ, thực hiện phát triển bền vững.
- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện đất đai theo đúng quy hoạch. Tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác theo hƣớng đa hình thức, đa sở hữu và quy mô. Hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp làm tốt việc dịch vụ kỹ thuật, giống, vật tƣ, tiêu thụ, chế biến nông sản. Phát huy vai trò của các nông, lâm trƣờng, các doanh nghiệp nhà nƣớc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao dân trí, đời sống vật chất và văn hoá cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
* Lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp:
-Thực hiện tốt việc bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hiện có; tập trung trồng rừng kinh tế, theo hƣớng hình thành vùng cây công nghiệp lâu năm và vùng rừng nguyên liệu. Có chính sách giao đất, giao rừng phù hợp để đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có thể sống tốt, ổn định và làm giảu bằng nghề rừng. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, từng bƣớc xã hội hoá công tác này.
- Rà soát lại diện tích 3 loại rừng, trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, bố trí cơ cấu vốn rừng phù hợp để vừa tăng độ che phủ, đảm bảo phát triển bền vững, vừa tổ chức khai thác làm thay đổi tổng thể bộ mặt kinh tế – xã hội của vùng miền núi. Cụ thể:
+ Phát triển lâm nghiệp toàn diện, kinh doanh rừng sản xuất theo hƣớng đa canh, đa dạng các sản phẩm lâm – nông kết hợp, gắn với công nghiệp chế
biến tạo ra hàng hoá phong phú, chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu ngày một tăng của xã hội.
+ Trƣớc mắt bảo vệ cho đƣợc diện tích rừng hiện còn, ngăn chặn nạn đốt rừng làm nƣơng, rẫy, nạn phá rừng đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên rừng.
+ Hoàn thành việc giao quyền sử dụng đất đai, đặc biệt là đất trống, đồi núi trọc; thực hiện việc giao khoán, giao rừng cho các thành phần kinh tế, hộ gia đình tạo điều kiện phát triển kinh tế vƣờn, trại rừng, tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống ngƣời làm nghề rừng; bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng phòng hộ để bảo vệ nguồn sinh thuỷ, giữ đất, phòng chống cháy rừng.
+ Nhanh chóng tạo lập đƣợc các dải rừng hai bên đƣờng Hồ Chí Minh; tạo hành lang an toàn cho các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, lập lại cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan dọc tuyến đƣờng.
+ Nghiên cứu xây dựng khu vƣờn rừng đặc dụng trồng cây dƣợc liệu kết hợp phát triển cây bản địa mang đặc tính ôn đới, kết hợp phát triển khu du lịch sinh thái.
3.2.1.2. Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Phát triển công nghiệp là một hƣớng chiến lƣợc cơ bản, lâu dài. Để phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh và từng bƣớc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, kể cả xuất khẩu. Xây dựng ngành công nghiệp trở thành động lực phát triển, phấn đấu đạt tăng trƣởng công nghiệp từ 20 – 25%/năm… cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau:
- Gắn phát triển các khu công nghiệp với vùng nguyên liệu; phát triển các cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị dọc đƣờng Hồ Chí Minh tại các huyện Thạch Thành, Nhƣ Xuân, Ngọc Lặc.
- Thúc đẩy phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện phân công lại lao động, góp
phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lƣợng.
- Xây dựng các nhà máy khai thác, tuyển quặng ở những vùng có nhiều nguyên liệu (nhƣ khai thác quặng sắt và luyện thép ở huyện Nhƣ Thanh); các nhà máy sản xuất hoá chất, phân bón; các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp may v.v…
- Củng cố các cơ sở sản xuất hiện có, nâng công suất các nhà máy chế biến nhƣ nhà máy chế biến cao su, tinh bột sắn, đƣờng và các sản phẩm sau đƣờng, nƣớc dứa cô đặc v.v…
- Phát triển mạnh các cơ sở tiểu – thủ công nghiệp ở nông thôn nhƣ dệt thổ cẩm, các tổ hợp cơ khí nhỏ sản xuất công cụ, nông cụ đáp ứng nhu cầu sản xuất; cơ khí sửa chữa và sản xuất phụ tùng thay thế cho các phƣơng tiện giao thông vận tải; đồng thời du nhập một số ngành nghề khác để tạo việc làm thu hút lao động.
- Khai thác lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đất đai, nguồn thuỷ năng để phát triển mạnh sản xuất công nghiệp, xây dựng công nghiệp trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu làm thay đổi cơ bản bộ mặt kinh tế vùng với tỷ trọng công nghiệp chiếm ƣu thế.
- Đồng thời với phát triển các công nghiệp lớn, nhanh chóng phục hồi và phát triển nghề truyền thống, thủ công nghiệp nông thôn; thúc đẩy phát triển nhanh các cụm làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động; phát triển các cụm công nghiệp gắn với các đô thị dọc đƣờng Hồ Chí Minh.
- Tạo môi trƣờng thuận lợi và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ƣơng, mọi cơ hội và điều kiện cho phép để thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tƣ; tạo cơ chế linh hoạt để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tƣ vào phát triển sản xuất công
nghiệp để tạo tăng trƣởng đột biến, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
3.2.1.3. Phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch
Nhằm phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc trong cung ứng hàng hoá cho đồng bào các dân tộc, đồng thời tổ chức thu mua, tiêu thụ nông sản hàng hoá do đồng bào sản xuất. Có cơ chế chính sách thích hợp để động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đảm nhận việc cung ứng hàng hoá cho đồng bào vùng sâu, vùng xa ở những nơi mà hệ thống thƣơng nghiệp nhà nƣớc chƣa có khả năng vƣơn tới. Các ngành thƣơng mại, dịch vụ, du lịch trong thời gian tới cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Phát huy vai trò chỉ đạo của các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc trong cung ứng hàng hoá cho đồng bào dân tộc, đồng thời tổ chức thu mua, tiêu thụ nông sản hàng hoá do đồng bào sản xuất. Có cơ chế chính sách thích hợp để động viên khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đảm nhận việc cung ứng hàng hoá cho đồng bào vùng sâu, vùng xa ở những nơi mà hệ thống thƣơng nghiệp nhà nƣớc chƣa có khả năng vƣơn tới.
- Xây dựng mới và kiên cố hoá các chợ nông thôn theo quy hoạch, phấn đấu đến 2010 mỗi xã trong vùng có tối thiểu 1 chợ tại trung tâm xã. Khuyến khích phát triển thƣơng mại tƣ nhân, hình thành mạng lƣới các cửa hàng, điểm mua, tiêu thụ và bán hàng tại các thôn bản, cụm dân cƣ; đảm bảo các mặt hàng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, từng bƣớc tạo ra sự chuyển biến trong lƣu thông, đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng hoá trên địa bàn miền núi.
- Tập trung phát triển các mặt hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại và xuất khẩu lao động thông qua tiếp cận kịp thời các thông tin thị trƣờng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tham gia xuất nhập khẩu.
- Củng cố, phát triển mạnh các dịch vụ tài chính, ngân hàng, mở rộng các hoạt động tín dụng để khai thác tối đa mọi nguồn vốn đáp ứng nhu cầu về đầu tƣ phát triển.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển lực lƣợng vận tải đủ mạnh đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lƣu hàng hoá giữa vùng miền núi với các vùng miền trong tỉnh và cả nƣớc. Củng cố phát triển các điểm bƣu điện văn hoá xã, thôn, bản; nhanh chóng hoàn thiện và phủ kín mạng điện thoại cho 100% xã trong vùng đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc cho ngƣời dân.
- Phối hợp chặt chẽ du lịch miền núi với chƣơng trình du lịch của cả tỉnh để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, khai thác thế mạnh về tài nguyên phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch.
3.2.2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tăng cƣờng các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông là trực tiếp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở khu vực miền núi Thanh Hoá; tăng cƣờng công tác tuyển chọn, đào tạo cán bộ cho khu vực miền núi, nhất là cán bộ chuyên môn cấp huyện, cán bộ xã và cán bộ thôn bản ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số. Có kế hoạch dạy tiếng dân tộc cho cán bộ làm công tác ở vùng dân tộc.
- Tăng cƣờng các biện pháp nâng cao sức khoẻ cộng đồng bằng cách lồng ghép các chƣơng trình, dự án để phát triển kinh tế nhằm cung cấp đủ lƣợng dinh dƣỡng cho ngƣời dân; thực hiện vận động nhân dân ăn, ở hợp vệ sinh; nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ở địa phƣơng v.v…
- Thực hiện tốt chế độ dự bị, cử tuyển để đào tạo và tăng nhanh số cán bộ có trình độ chuyên môn ở miền núi, nhất là cán bộ chuyên môn biết tiếng dân tộc; chú ý đội ngũ cán bộ làm việc trong các lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm, giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Xây dựng chính sách, chế độ sử dụng, điều động cán bộ (kể cả điều động theo nghĩa vụ) để tăng cƣờng cho cơ sở ở các huyện miền núi.
- Phát huy vai trò của các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và trung tâm dạy nghề các huyện để đẩy mạnh hình thức đào tạo tại chỗ, thông qua các lớp học bổ túc văn hoá, các chƣơng trình bồi dƣỡng quản lý nhà nƣớc, bồi dƣỡng lý luận chính trị để đẩy nhanh việc đào tạo cho cán bộ cơ sở miền núi.
3.3.3. Phát triển thị trường và nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm
Khu vực miền núi Thanh Hoá cần đƣợc tạo điều kiện cho nền kinh tế tự cấp tự túc chuyển sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Muồn vậy, phải tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trƣờng và tác động để nó vận động theo hƣớng tích cực nhƣ quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quy luật cung – cầu, quy luật giá trị v.v… Trong đó, cần phải có chính sách ƣu tiên phát triển những ngành nghề phù hợp với những yêu cầu của một nền kinh tế – sinh thái và môi trƣờng. Đặc biệt là quan tâm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để phát triển sản xuất và lƣu thông hàng hoá.
- Thực hiện triệt để nội dung Nghị định 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 20/1998/NĐ-CP về phát triển thƣơng mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc để phát triển mạnh mạng lƣới dịch vụ – thƣơng mại trên địa bàn.
- Nghiên cứu xây dựng thƣơng hiệu cho một số sản phẩm của vùng. Bên cạnh đó, cần khẩn trƣơng nghiên cứu và hƣớng tới việc xây dựng các hiệp hội ngành hàng để bảo vệ quyền lợi chung do không còn sự bảo hộ của nhà nƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Tiếp tục đẩy mạnh thƣơng nghiệp quốc doanh, coi đây là lực lƣợng nòng cốt vƣơn tới khu vực các xã biên giới, tham gia thị trƣờng nông thôn,
thực hiện cung cấp nguyên liệu sản xuất, tổ chức thu mua sản phẩm cho nông dân tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Phát triển mạnh mạng lƣới thƣơng mại tƣ nhân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia làm thƣơng mại, thực hiện hình thức hợp đồng với nông dân thu mua sản phẩm, tìm thị trƣờng tiêu thụ nông sản và làm dịch vụ vốn, vật tƣ để tổ chức thu mua – chế biến – tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; tại các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các hộ nông dân với cơ sở chế biến để thực hiện thu mua nông sản nguyên liệu, tạo đầu ra ổn định, kích thích phát triển.
- Xây dựng các trung tâm xúc tiến thƣơng mại để tìm thị trƣờng và tƣ vấn tìm thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá cho các cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ. Tập trung tìm thị trƣờng cho các sản phẩm nông sản và nông sản chế biến. Đồng thời phải xây dựng các cơ sở chế biến nông sản để tạo thị