Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa (Trang 50)

- Vị trí địa lý:

Thanh Hoá nằm ở Bắc Trung Bộ, vị trí 19023 - 20030 vĩ độ bắc; 140023 – 1060 kinh độ đông, là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ – Trung Bộ – Nam Bộ. Điểm cực bắc của Thanh Hoá cách Thủ đô Hà Nội 110 km; Phía bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đƣờng ranh giới dài 175 km; Phía nam giáp với Nghệ An với đƣờng ranh giới hơn 160 km; Phía tây giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào) với đƣờng biên giới dài 192 km; Phía đông là vịnh Bắc Bộ.

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.106 km2 (chiếm 3,37% diện tích cả nƣớc), trong đó, khu vực miền núi có diện tích 8.508,33 km2 (chiếm trên 76,61% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Diện tích đất nông nghiệp, đất rừng lớn, bờ biển dài trên 102 km với vùng lãnh hải rộng 10.7000 km2. Với tiềm năng của ba vùng kinh tế: miền núi – trung du, đồng bằng và ven biển; kết hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích có giá trị lịch sử và văn hoá… Tiềm năng, thế mạnh đó cho phép Thanh Hoá phát triển một nền kinh tế toàn diện, bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và ngành dịch vụ, du lịch.

Khu vực miền núi phần lớn nằm ở phía tây Thanh Hoá, gồm 11 huyện: Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Nhƣ Xuân, Nhƣ Thanh, Bá Thƣớc, Quan Hoá, Quan Sơn, Mƣờng Lát và 26 xã miền núi của các huyện, thị: Thị xã Bỉm Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Tĩnh Gia. Đây là khu vực có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế – xã hội,

quốc phòng, an ninh của Thanh Hoá, khu vực Tây Bắc và cả nƣớc. Là vùng đầu nguồn của các hệ thống sông suối của tỉnh, có ý nghĩa rất lớn và quan trọng về vị trí phòng hộ, dự trữ nguồn nƣớc, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi trƣờng sinh thái đối với tỉnh.

Đặc biệt, đây là khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, có các tuyến quốc lộ chạy qua nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sang Trung Lào theo quốc lộ 217, Thƣợng Lào theo đƣờng xuyên ASEAN; có các cửa khẩu thông thƣơng với nƣớc bạn Lào nhƣ cửa khẩu Na Mèo (huyện Quan Sơn), cửa khẩu Tén Tần (huyện Mƣờng Lát), cửa khẩu Khẹo (huyện Thƣờng Xuân) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên; xây dựng biên giới hoà bình, hợp tác, hữu nghị.

- Địa hình:

Thanh Hoá là một tỉnh có đủ các dạng địa hình, từ vùng núi cao đến đồi trung du, đồng bằng, đồng chiêm trũng (nhiều vùng mặt đất còn thấp hơn mực nƣớc biển), đến bãi bồi, cồn cát, các đảo ven bờ và ngoài khơi. Địa hình Thanh Hoá có đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, nhiều đồi núi cao từ 1.000 m đến 1.500 m gắn liền với vùng rừng núi thuộc khu Tây Bắc và những dãy núi thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào). Từ đây, địa hình thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Đến ngang vùng trung tâm của tỉnh, chỉ còn các núi đồi cao trên dƣới 500 m, từ độ cao 20 m trở xuống là đồng bằng, tiếp theo là vùng thềm lục địa rộng và nông dƣới đáy vịnh Bắc Bộ.

Khu vực miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh, hiểm trở gắn với hệ núi cao Tây Bắc và hệ núi Trƣờng Sơn phía Nam. Độ cao trung bình toàn vùng là 600 – 700 m (so với mặt nƣớc biển), độ dốc trên 250. Vùng trung du có độ cao trung bình 150 – 200 m, độ dốc từ 15 – 200. Với địa hình khó khăn, kinh tế miền núi, nhất là vùng núi cao trong thời gian qua tuy có phát triển hơn nhiều so với trƣớc đây nhƣng vẫn còn khoảng cách lớn với vùng đồng bằng. Đây là

vùng đất có nhiều tiềm năng chƣa đƣợc khai thác. Khu vực miền núi Thanh Hoá có thể đƣợc chia thành 3 vùng địa hình nhƣ sau:

Vùng núi cao: gồm các huyện Mƣờng Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thƣớc, có diện tích tự nhiên 3.503,5 km2, chiếm 41,17% diện tích toàn vùng. Đây là vùng có địa hình hiểm trở, có các dãy núi kéo dài thành dải theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m so với mặt nƣớc biển, sông suối chảy qua vùng này có độ dốc lớn, tạo nên tiềm năng phát triển thuỷ điện công suất lớn.

Vùng núi thấp gồm các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thƣờng Xuân và các xã miền núi của các huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Thọ Xuân và thị xã Bỉm Sơn, có diện tích tự nhiên 3.575,53 km2, chiếm 42,03% diện tích tự nhiên toàn vùng. Địa hình dốc từ Tây sang Đông, độ cao trung bình toàn vùng trên 300 m, cá biệt có những vị trí cao trên 1000 m; sông, suối có nhiều ghềnh thác, có tiềm năng phát triển thuỷ điện.

Vùng đồi phía nam gồm các huyện Nhƣ Xuân, Nhƣ Thanh và các xã miền núi của huyện Tĩnh Gia, có diện tích tự nhiên 1.429,3 km, chiếm 16,8% diện tích toàn vùng; là vùng đồi núi thấp, độ cao trung bình dƣới 200 m, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng sản xuất.

- Khí hậu:

Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm và có tính chất hải dƣơng, đồng thời có những ngày khô, nóng do chịu ảnh hƣởng của gió phơn Tây – Nam thổi từ Lào sang (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhìn chung mùa đông ít lạnh, lƣợng mƣa phùn giảm so với vùng đồng bằng Bắc bộ. Mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ cao, thƣờng có bão vào tháng 9, gây mƣa to, triều cƣờng.

Khí hậu Thanh Hoá vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu Bắc Bộ với một mùa đông (tuy ngắn) lạnh và khô; vừa mang những tính chất riêng của khí

hậu Trung Bộ. Mùa mƣa muộn hơn các nơi khác và bão muộn hơn Bắc Bộ. Khí hậu có tính chất chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 230C – 240C ở vùng đồng bằng – trung du; 200C ở vùng núi.

Khu vực miền núi có nền nhiệt cao với 2 mùa rõ rệt: mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc về mùa đông, gió tây khô nóng về mùa hè. Vào mùa hè nhiệt độ thƣờng vào khoảng 250C – 280C, những ngày có gió tây, nhiệt độ không khí thƣờng lên tới 410C - 420C. Mùa đông nhiệt độ vào khoảng 140C – 200C, những ngày có sƣơng muối, nhiệt độ xuống dƣới 40C, có thời điểm xuống 20C.

Lƣợng mƣa trung bình 1.600 – 2.000 mm/năm, số ngày mƣa 130 – 150 ngày và mùa mƣa thƣờng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lƣợng mƣa bình quân hàng năm lớn nhƣng lại phân bố không đồng đều.

Do ảnh hƣởng của gió Lào gây khô hạn nghiêm trọng, và ở những vùng núi cao có sƣơng mù, sƣơng muối dày đặc thƣờng gây nên những tác động rất xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. Để khai thác đƣợc tiềm năng khí hậu, tránh né các yếu tố bất lợi cho sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thanh Hoá cần phải có những chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện khu vực miền núi nhằm tạo môi trƣờng để phát triển bền vững.

- Tài nguyên thiên nhiên:

Miền núi Thanh Hoá là vùng đất có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với tài nguyên đất, tài nguyên rừng, khoáng sản và tài nguyên du lịch.

+ Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 851,66 ngàn ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 651,77 ngàn ha, chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn vùng (chiếm 80% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh); trong đó bao gồm

531,98 ngàn ha đất lâm nghiệp (chiếm 62,5% diện tích tự nhiên toàn vùng, chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh);

Đất phi nông nghiệp (đất ở, đất tôn giáo, đất chuyên dùng, sông, suối, mặt nƣớc chuyên dùng…): 69,19 ngàn ha, chiếm 8,1% diện tích tự nhiên toàn vùng;

Đất chƣa sử dụng (đất bằng chƣa sử dụng, đất đồi núi chƣa sử dụng, núi đá không cây): 118,33 ngàn ha, chiếm 0,3% diện tích đất tự nhiên toàn vùng.

+ Tài nguyên rừng:

Tài nguyên rừng của Thanh Hoá khá phong phú, đa dạng về thực vật và động vật với nhiều giống loài quý hiếm, đặc hữu sinh trƣởng và phát triển tập trung ở các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Phù Luông, Xuân Liên và một phần trong hệ sinh cảnh vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng.

Có nhiều loại gỗ, tre nứa, lâm đặc sản. Loài gỗ quý hiếm có trên 50 loài nhƣ Pơ mu, Trầm Hƣơng, Đinh, Lim xanh, Sến mật, Gụ lau, Su mu dầu, Thông tre, Kim Giao… và hàng trăm loại gỗ cấp II, III, IV và gỗ cấp thấp. Đặc sản có Quế, San Nhân, thảo quả và nhiều loại dƣợc liệu quý. Động vật rừng có voi, bò rừng, nai, hoẵng, hổ, khỉ vàng, vƣợn đen, khỉ mặt đỏ… nhiều loài chim, bò sát, lƣỡng cƣ, ếch, nhái, côn trùng v.v…

Tuy nhiên, rừng Thanh Hoá vẫn đƣợc xếp vào loại rừng nghèo. Đại đa số diện tích rừng trên địa bàn là rừng nghèo, rừng tái sinh và rừng mới trồng; trữ lƣợng lâm sản thấp, khả năng cho khai thác trong những năm tới là rất hạn chế; một số diện tích có trữ lƣợng lâm sản lớn lại phân bổ trên vùng núi cao và nằm trong diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

+ Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản với trữ lƣợng lớn, khá phong phú về chủng loại, bao gồm cả kim loại nhƣ vàng, thuỷ ngân, crôm, đồng, chì, kẽm… và phi kim loại nhƣ cao lanh, đá vôi (dùng cho sản xuất xi măng), vôi, sô đa, đá xây dựng, đá ốp lát, đá

mácma v.v… Đồng thời, Thanh Hoá cũng có một số quặng kim loại nhƣ: Cromit (mỏ duy nhất tại Việt Nam, trữ lƣợng trên 20 tấn)… cùng nhiều nguồn nƣớc khoáng thiên nhiên tinh khiết.

Tài nguyên khoáng sản miền núi khá phong phú. Tuy vậy, công tác thăm dò, tìm kiếm và đánh giá trữ lƣợng còn hạn chế, việc khai thác mới chỉ là bƣớc đầu, hiệu quả chƣa cao. Trong những năm tới cần đầu tƣ công tác thăm dò, đánh giá quy mô, trữ lƣợng, hàm lƣợng các mỏ để có biện pháp tổ chức khai thác phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ khai thác lâu dài.

+ Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch của miền núi Thanh Hoá rất phong phú về cả quy mô và chủng loại.

Tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái nhƣ Vƣờn rừng Quốc gia Bến En, vừa là khu bảo tồn thiên nhiên, vừa là địa điểm cho phát triển kinh tế, du lịch; các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Quan Hoá, Bá Thƣớc), Pù Hu (huyện Quan Hoá, Mƣờng Lát), các hang động ở Trƣờng Lâm (huyện Tĩnh Gia), cảnh quan núi Diệu Sơn, núi Cửa Hà (huyện Cẩm Thuỷ) v.v…

Tài nguyên cho phát triển văn hoá - lịch sử - tín ngƣỡng nhƣ Chiến khu Ngọc Trạo (huyện Ngọc Lặc), Đền Phố Cát (huyện Thạch Thành) với lễ hội thờ mẫu; nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc Mƣờng, Thái trên địa bàn… là những tài nguyên cho phát triển các sản phẩm du lịch và văn hoá dân tộc, tín ngƣỡng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)