2.2.1. Về tăng trưởng kinh tế
2.2.1.1. Tăng trưởng GDP
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh các tỉnh Tây Bắc (trong đó có Nghệ An, Thanh Hoá) vùng trung du và
miền núi Thanh Hoá đã có sự khởi sắc toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; kết cấu hạ tầng thay đổi rõ nét, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm trong giai đoạn 2000 – 2005 đạt 7,7% (tốc độ tăng trƣởng bình quân cả tỉnh đạt 9,1%); năm 2006 đạt 8,7% (cả tỉnh là 10,2%) và năm 2007 là 13,4% (cả tỉnh đạt 10,5%). Năm 2007 là năm đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay. Trong đó, nông – lâm – thuỷ sản đạt 46%/năm (giảm 0,3% so với năm 2006); công nghiệp – xây dựng đạt 22,9%/năm (tăng 11,1%); dịch vụ đạt 31,1%/năm (tăng 24,3%). Cả tỉnh tƣơng ứng là 28,4% - 36,8% - 34,8%.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 232 USD (cả tỉnh 519,5 USD), gấp 1,5 lần năm 2000.
Tuy nhiên, đánh giá về tốc độ tăng trƣởng kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá trong những năm qua cho thấy: tốc độ tăng trƣởng tuy cao nhƣng chƣa thực sự vững chắc và còn thấp hơn so với bình quân chung của cả tỉnh. Bình quân thu nhập trên đầu ngƣời năm 2007 chỉ bằng 63,0% bình quân chung cả tỉnh, đời sống một số bộ phận dân cƣ các huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn quá thấp; thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện Mƣờng Lát chỉ bằng: 74,5% mức thu nhập trung bình toàn vùng; 47,0% trung bình toàn tỉnh.
2.2.1.2. Phát triển các ngành kinh tế
* Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và kinh tế nông thôn:
- Về nông nghiệp:
Do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt… trong những năm trƣớc đây, các huyện miền núi Thanh Hoá gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội: nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp, phƣơng thức sản xuất lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, các cấp, các ngành tại địa phƣơng, sản xuất nông nghiệp có bƣớc phát triển, năng suất, sản lƣợng lƣơng thực và các loại cây trồng, vật nuôi đều tăng nhanh. Năm 2007, tổng diện tích gieo trồng đạt 136.972 ha (tăng 3,0% so với năm 2006); sản lƣợng lƣơng thực ƣớc đạt 283.000 tấn, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 330 kg (năm 2006 là 314 kg/ngƣời). Các vùng cây công nghiệp tăng cả diện tích và sản lƣợng.
Chăn nuôi phát triển ở các huyện vùng núi thấp, do không có dịch bệnh lớn xảy ra nên quy mô và chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm đều tăng khá. Theo số liệu kiểm kê ngày 1/8/2007: Tổng đàn trâu là 174.806 con, tăng 5,6% so với năm 2006; tổng đàn bò 106.281 con, tăng 5,3%; tổng đàn lợn 361.243 con, tăng 3,4%.
Nuôi trồng thuỷ sản có chuyển biến, tận dụng diện tích ao hồ, mặt nƣớc để nuôi thả cá; diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 đạt 1.831 ha, sản lƣợng thuỷ sản đạt 3.554 tấn, tăng 27% so với năm 2000.
Kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển, năm 2007 khu vực miền núi có 1.398 trang trại, chiếm 41,6% tổng số trang trại toàn tỉnh. Hình thành các vùng tập trung chuyên canh có sản phẩm hàng hoá (vùng mía đƣờng, sắn, dứa, cao su, vùng nguyên liệu giấy, chăn nuôi lợn xuất khẩu…). Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú gắn với thị trƣờng và công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Về lâm nghiệp:
Lâm nghiệp đƣợc xem là thế mạnh của các huyện miền núi, vì thế trong chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh đã xác định: rừng là một tài nguyên vô giá, công tác bảo vệ và phát triển rừng cần đƣợc các cấp, các ngành và ngƣời dân đặc biệt quan tâm. Thành công lớn nhất của lâm nghiệp vùng miền núi trong những năm qua là bảo vệ và phát triển vốn rừng; từ chỗ chặt phá, đốt rừng làm rẫy tràn lan, làm cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi trƣờng sinh thái, gây hậu quả nghiêm trọng thì nay đã thực hiện khoanh nuôi, tái sinh,
trồng mới thêm rừng; kinh tế lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hƣớng lâm nghiệp xã hội, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển vốn rừng.
Từ kết quả trên, cùng với những biện pháp tăng cƣờng quản lý – khai thác hợp lý tài nguyên rừng, hiện nay, rừng và đất rừng đã đƣợc phục hồi và phát triển mạnh. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng, hình thành các vƣờn trại rừng mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Đến cuối năm 2007, diện tích rừng toàn vùng đạt 497,9 nghìn ha. So với năm 2000, bình quân mỗi năm tăng thêm 12,5 nghìn ha, nâng độ che phủ của rừng toàn vùng năm 2007 lên 57,7%. Kinh tế lâm nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc miền núi, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo. Mô hình kinh tế vƣờn đồi phát triển đã thu hút nhiều lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống ngƣời làm nghề rừng. Rừng phát triển góp phần cải tạo môi trƣờng, tạo cân bằng sinh thái, tạo nguồn sinh thuỷ và thực hiện chặn lũ cho các hệ thống sông toàn tỉnh tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác nhất là nông nghiệp toàn tỉnh phát triển ổn định; hoàn thành việc giao đất, giao rừng đến từng hộ, tạo điều kiện cho việc khoanh nuôi, tái sinh và phát triển rừng.
Trong những năm qua, thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, ngƣời dân huyện Lang Chánh, Bá Thƣớc đã đƣa cây luồng vào khai thác. Những rừng luồng đƣợc trồng mới không chỉ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho ngƣời dân. Trong những năm tới, cùng với cây sắn, cây luồng sẽ là cây chủ lực trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Rừng và cây luồng đƣợc xác định là nguồn lợi cơ bản và lâu dài của đồng bào các dân tộc ở những huyện này.
Để khai thác tối đa tiềm năng lâm nghiệp, nhiều huyện đã thực hiện xong việc giao đất, giao rừng tới ngƣời nông dân và làm tốt công tác quy hoạch đất
đai, nên việc trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng tái sinh phát triển nhanh. Tại các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành các chỉ tiêu về trồng rừng, trồng cây phân tán, khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc bảo vệ rừng và khai thác lâm sản tăng mạnh qua các năm. Công tác phòng cháy, chữa cháy đƣợc thực hiện tốt, nên không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Ngoài ra, để khai thác triệt để quỹ đất của huyện miền núi, trong những năm gần đây, các huyện đã có chủ trƣơng hình thành các trang trại trồng cây ăn quả (vải thiều, nhãn, bƣởi, cam…) ở tầm trung các triền đồi, núi, đồng thời xây dựng các nhà máy chế biến trái cây, mở ra triển vọng lớn cho ngành công nghiệp chế biến.
* Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp miền núi đã có những chuyển biến mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Việc đầu tƣ trang bị máy móc công nghệ hiện đại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động khiến mọi mặt của đời sống xã hội có những thay đổi sâu sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 10,9%/năm (toàn tỉnh là 18,8%); Giá trị sản lƣợng ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bình quân đạt gần 17,93 tỷ đồng/năm với các mặt hàng chủ yếu nhƣ vật liệu xây dựng, mây tre đan, đồ mộc, may mặc.
Sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến. Sản phẩm ngày một phong phú và đa dạng, nhiều mặt hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nhƣ gia công kim loại, chế biến lƣơng thực, thực phẩm, chè xuất khẩu, sơ chế cà phê, khai thác đá, chế biến lâm sản… Đồng thời với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai thác phát triển. Nhiều cơ sở mới đƣợc thành lập nhƣ khai thác phụ gia, quặng crôm, quặng sắt, đá xẻ, đá xây dựng v.v…
Có thể nói, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công nghiệp miền núi còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh
của vùng và phân bố không đồng đều trên địa bàn, các huyện phía Tây công nghiệp chƣa phát triển; tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề thủ công trong nông thôn vẫn đang trong tình trạng khó khăn; sản phẩm thủ công mới mang tính tự cung, tự cấp, chƣa phát triển thành hàng hoá; tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong kinh tế toàn vùng thấp là những khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng thời kỳ phát triển tới.
* Phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch.
Năm 2007, giá trị xuất khẩu đạt 18.000 USD. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ đã mở rộng đến các thôn, bản, vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá, cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống của các dân tộc. Hoạt động của các ngân hàng, kho bạc cũng đã thực sự góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi. Hệ thống ngân hàng, kho bạc đã làm tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân, kết hợp nguồn vốn nhà nƣớc, tăng vốn cho vay đầu tƣ phát triển sản xuất – kinh doanh, xoá đói giảm nghèo.
2.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá trong những năm qua đang dần chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Nếu năm 2000 cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ là 56% - 13,1% - 28,3% thì đến năm 2007 cơ cấu này là 49,7% - 19,8% - 30,5%.
2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp miền núi có vai trò to lớn trong việc giải quyết nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm cho dân cƣ trên địa bàn; cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản và cung cấp nguyên liệu để sản xuất hàng hoá nông sản; sử dụng lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ nông dân.
Tỉnh Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112 nghìn ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân là 745,5 m2/ngƣời. Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh và sự giúp đỡ của các bộ, ngành, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt đƣợc một số thành quả nhất định, góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định kinh tế – xã hội.
Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã trở thành phong trào rộng khắp trong tỉnh. Nhiều huyện đã xây dựng đƣợc các mô hình chuyển dịch cơ cấu đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là sau khi có chƣơng trình 135 của Chính phủ và sự trợ giúp của nhiều dự án nƣớc ngoài, nhận thức của ngƣời dân trong phát triển kinh tế đƣợc nâng cao. Nhiều huyện đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, thâm canh tăng vụ, đƣa các loại giống mới và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, vì vậy năng suất lúa và các cây hoa màu khác nhƣ đậu, lạc, vừng... cho năng suất cao. Một số huyện đã xác định đƣợc giống cây, con chủ lực, phù hợp với yêu cầu và điều kiện tự nhiên của vùng, nhờ đó đã tạo nên những bƣớc đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chẳng hạn, huyện Bá Thƣớc xác định cây sắn là loại cây trồng chính, từ đó chuyển mục đích trồng sắn từ phục vụ chăn nuôi sang sản xuất công nghiệp và đã đƣa diện tích cây sắn tăng rất nhanh. Điều này không những góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực cho khu vực mà còn tạo nguồn thức ăn dồi dào đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi trong những năm gần đây.
Cẩm Thuỷ là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế. Là một huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vƣờn đồi rừng, thu hút nhiều lao động với thu nhập ổn định. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 07/TU của Tỉnh uỷ về phát triển trang trại, tốc độ phát triển và quy mô đƣợc nâng lên rõ rệt. Đến nay, Cẩm Thuỷ đã có 88 trang trại với
quy mô vừa và nhỏ, trong đó có 43 trang trại đƣợc phân loại theo quy chuẩn của Trung ƣơng và 45 trang trại quy chuẩn huyện. Các loại hình trang trại đƣợc cơ cấu theo hình thức kết hợp giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi (chiếm 72,2%); trang trại chăn nuôi – nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 3,5%). Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tận dụng tiềm năng đất, nguồn lao động, trong những năm qua huyện chủ trƣơng tăng cƣờng và khuyến khích đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại cả về quy mô, số lƣợng và hiệu quả sản xuất.
Trọng tâm của sản xuất nông lâm nghiệp huyện Nhƣ Thanh thời gian qua là canh tác cây lúa nƣớc. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã tạo nên nhiều bƣớc chuyển biến mới, huyện đã tích cực xây dựng vùng cây công nghiệp tập trung, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trong đó, diện tích trồng cây mía đạt 3.000 ha (năng suất bình quân đạt 60 tấn/ha), cây dứa đạt trên 700 ha, dâu tằm 150 ha và 1.000 ha cao su, cà phê... Những thành quả đạt đƣợc trên mặt trận nông nghiệp đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, chuyển nền nông nghiệp Nhƣ Thanh từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
Song nét nổi bật trong sản xuất nông – lâm nghiệp huyện Nhƣ Thanh thời gian qua là phát triển nhanh mô hình kinh tế trang trại. Đến nay, toàn huyện hiện có trên 1.200 trại rừng, trong đó 144 trại rừng đạt tiêu chuẩn quy mô cấp tỉnh. Đây chính là những động thái quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, mở ra vùng nguyên liệu mía với khoảng 3.200 ha, vùng nguyên liệu dứa gần 2.000 ha. Bên cạnh đó, dự án trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ cũng đang tiếp tục đƣợc huyện triển khai hiệu quả.
Những thành công trong phát triển kinh tế trang trại, vƣờn rừng đã và đang tạo ra cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp hợp lý, thu hút hàng ngàn lao động, đồng thời khẳng định vai trò và tác dụng của các nhân tố mới trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo mối quan hệ hợp tác đồng bộ giữa các thành phần kinh tế, nâng cao vai trò chủ đạo của các lâm trƣờng và tự chủ của kinh tế hộ, hình thành các tổ hợp tác trong sản xuất – kinh doanh.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi khu vực miền núi Thanh Hoá phát triển tƣơng đối nhanh, sản phẩm phần lớn đã trở thành hàng hoá. Để khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, nhiều huyện đã tập trung đầu tƣ vào nuôi vật nuôi truyền thống nhƣ gia cầm, trâu, bò... Một số huyện nhƣ Quan Hoá, Cẩm Thuỷ, Nhƣ Thanh đã mạnh dạn đƣa các giống vật nuôi mới nhƣ bò lai sind, lợn Móng Cái, hƣơu sao, dê Bách Thảo, lợn hƣớng nạc xuất khẩu... đang đƣợc du nhập vào địa phƣơng ngày càng nhiều và bƣớc đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Bảng 6.Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực khu vực miền núi Thanh Hoá năm 2007
ĐVT: Quy mô: 1000 ha, 1000 con; sản lượng 1000 tấn
TT Sản phẩm Quy mô Sản lƣợng Toàn tỉnh Vùng núi Tỷ trọng so với tỉnh (%) Toàn tỉnh Vùng núi Tỷ trọng so với tỉnh (%) I Trồng trọt - Ngô 59,0 23,1 39,2 260,3 86,2 33,1 - Sắn 12,0 11,5 95,8 192,0 188,0 97,9 - Đậu tƣơng 15,0 5,0 33,3 24,3 7,5 30,9 - Mía cây 30,0 19,2 64,2 1.872,5 1.237,0 66,1