Đánh giá quá trình phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa (Trang 84)

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội miền núi Thanh Hoá thời kỳ qua, trong khung cảnh phát triển chung của cả nƣớc, rút ra một số nhận định về thành tựu, hạn chế và những thách thức của quá trình phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá nhƣ sau:

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về phát trển vùng miền núi, Đảng bộ, chính quyền các cấp, đồng bào các dân tộc miền núi đã nỗ lực đƣa kinh tế vùng trong những năm qua đạt đƣợc nhiều bƣớc tiến đáng kể. Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phát triển nhanh chóng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn miền núi bắt đầu

hệ sản xuất đổi mới theo hƣớng tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Kết cấu hạ tầng đƣợc phát triển một bƣớc; môi trƣờng sinh thái đƣợc cải thiện, tạo điều kiện phát triển cho thời kỳ mới, sự chênh lệch về kinh tế – xã hội giữa vùng miền núi với đồng bằng ngày càng đƣợc rút ngắn.

- Về nông nghiệp, khu vực miền núi Thanh Hoá là vùng tập trung sản xuất nguyên liệu cho chế biến của tỉnh, là nơi đất rộng, mật độ dân cƣ thấp, là vùng tập trung quỹ đất lâm nghiệp của tỉnh, việc trồng mới, chăm sóc và bảo vệ vốn rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, môi trƣờng, phòng hộ đầu nguồn nƣớc cung cấp cho vùng đồng bằng, ven biển và hạn chế thiên tai xảy ra trên địa bàn. Đồng thời, tại vùng này có quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn, quy mô khá tập trung phù hợp với việc phát triển thành vùng tập trung sản xuất hàng hoá cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhƣ cây mía (chiếm trên 60% diện tích mía toàn tỉnh), vùng trồng dứa chế biến công nghiệp, vùng trồng cao su, vùng trồng sắn, chăn nuôi trâu, bò v.v…

Nghề rừng đã và đang phát triển mạnh qua công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hƣớng xã hội hoá. Sau khi cơ bản hoàn thành công tác giao rừng, các chủ rừng và nhân dân đã phát huy vai trò làm chủ trong việc tổ chức khai thác – kinh doanh rừng. Nhiều trang trại hình thành và có xu hƣớng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập của nhân dân miền núi. Kinh tế hộ gia đình dần đƣợc cải thiện, nhiều hộ làm giàu từ nghề trồng rừng.

- Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng khá, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Đã hình thành và phát triển một số cơ sở công nghiệp chế biến nhƣ nhà máy chế biến tinh bột sắn (huyện Bá Thƣớc, Nhƣ Xuân); nhà máy chế biến dứa (huyện Nhƣ Thanh); sản xuất ván sàn (huyện Thƣờng Xuân); nhà máy đƣờng liên doanh Việt - Đài (huyện Thạch Thành)...

- Các ngành dịch vụ đã từng bƣớc đƣợc cải thiện, mạng lƣới thƣơng mại đƣợc phân bổ tƣơng đối đồng đều trên địa bàn các huyện. Các thị trấn huyện lỵ, thị trấn nông trƣờng, các trung tâm cụm xã đều có chợ và các điểm bán hàng, hình thành mạng lƣới thƣơng mại từ huyện đến xã; đến năm 2007, toàn vùng có 107 chợ ở cả thị trấn huyện và vùng nông thôn.

- Về văn hoá - giáo dục, năm học 2007 – 2008, miền núi có 221.180 học sinh các cấp, bằng 78,93% năm học 2006 – 2007. Trong đó, mẫu giáo 37.421 em, tiểu học 67.146 em, trung học cơ sở 83.786 em, trung học phổ thông 32.827 em. Số học sinh giảm chủ yếu là học sinh tiểu học và trung học cơ sở do thực hiện tốt công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình ở các năm trƣớc đây.

Đến nay có 100% số xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học, 11/11 huyện hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; đang triển khai thực hiện phổ cập trung học cơ sở.

Có thể nói, dƣới sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, sự nỗ lực của chính quyền các cấp tại địa phƣơng và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, khu vực miền núi Thanh Hoá trong những năm qua đã không ngừng đổi mới tạo nên những biến chuyển về mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, là tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của toàn khu vực trong thời gian sắp tới.

2.3.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những thành công cơ bản, tình hình kinh tế của vùng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

- Tăng trƣởng chậm và không đồng đều; các huyện vùng cao, vùng giáp biên chỉ bằng 70% mức tăng trƣởng chung toàn vùng và 50% trung bình cả tỉnh; nguy cơ dãn xa khoảng cách phát triển giữa vùng miền núi với toàn tỉnh và cả nƣớc ngày càng lớn.

- Cơ cấu lao động dịch chuyển chậm so với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn mang nặng tính tự phát, đáp ứng nhu

cầu tức thời với những lao động đơn giản, chƣa đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Sản xuất nông – lâm - thuỷ sản tuy đã đạt đƣợc những bƣớc phát triển đáng kể song vẫn còn nhiều yếu kém, năng suất cây trồng, nhất là năng suất lúa đạt thấp so với miền xuôi, phƣơng thức canh tác còn lạc hậu; kinh tế rừng chƣa thực sự phát triển, thu nhập của ngƣời lao động từ rừng còn hạn chế; các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến còn phân tán, vận chuyển khó khăn; chăn nuôi chƣa có chuyển biến mạnh, mô hình chăn nuôi trang trại phát triển chậm, chƣa hình thành đƣợc những vùng sản xuất tập trung có khối lƣợng hàng hoá lớn tƣơng xứng với tiềm năng của miền núi.

Mặt khác, công tác khuyến nông phải đƣơng đầu với rất nhiều thách thức, trong đó đặc biệt là thách thức về sự đa dạng. Việc nghiên cứu nông nghiệp bị hạn chế, đặc biệt thiếu những công nghệ thích hợp với hộ gia đình nghèo. Trong khi những phƣơng thức canh tác nông nghiệp miền núi truyền thống ngày càng mai một thì lại có rất ít công nghệ mới đƣợc cung cấp cho nông nghiệp vùng cao.

- Tỷ trọng công nghiệp còn nhỏ bé, chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, công nghiệp chƣa thực sự tạo đƣợc động lực phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng; cả vùng rộng lớn chiếm trên 3/4 diện tích cả tỉnh, nhƣng hiện chỉ có 4 cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa, chƣa tạo đƣợc động lực phát triển.

Có thể nói, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công nghiệp miền núi còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng và phân bố không đồng đều trên địa bàn, các huyện phía Tây công nghiệp chƣa phát triển; tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề thủ công trong nông thôn vẫn đang trong tình trạng khó khăn; sản phẩm thủ công mới mang tính tự cung, tự cấp, chƣa phát triển thành hàng hoá; tỷ trọng sản xuất công nghiệp

trong kinh tế toàn vùng thấp là những khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng thời kỳ phát triển tới.

- Mạng lƣới thƣơng mại, dịch vụ mặc dù đã đƣợc quan tâm nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, chƣa đủ mạnh, chƣa thực sự trở thành cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đến năm 2007, toàn vùng có 121 chợ nông thôn, bình quân trên 2 xã mới có 1 chợ (tuy nhiên vẫn có khu chợ mỗi năm chỉ họp vài phiên, nguyên nhân là do kinh tế của địa phƣơng chƣa phát triển, đồng bào sản xuất mang nặng tính tự cấp, tự túc. Trong khi đó, những mặt hàng đồng bào có nhu cầu mua nhƣ quần áo, thực phẩm khô, đồ nhựa gia dụng… thì các tƣ thƣơng hoặc những ngƣời bán hàng rong thƣờng xuyên mang vào tận bản trên những chuyến xe thô để phục vụ đồng bào. Thậm chí có nơi, do đời sống kinh tế của đồng bào còn thấp, còn chƣa có thói quen trao đổi, mua bán hàng hoá tại các chợ phiên); số doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại tăng nhanh nhƣng số lƣợng quá ít so với nhu cầu và đại bộ phận là quy mô nhỏ, năng lực vốn thấp (dƣới tỷ đồng/doanh nghiệp), khả năng tiếp cận thị trƣờng kém, hiệu quả kinh doanh thấp, việc giao lƣu hàng hoá giữa các vùng còn nhiều khó khăn. Tiềm năng du lịch chậm đƣợc khai thác, kinh tế du lịch chƣa phát triển.

Các dịch vụ kinh tế nhƣ ngân hàng, tài chính, vận tải hành khách, vận chuyển hàng hoá, kỹ thuật, bƣu chính, viễn thông… phát triển khá mạnh nhƣng vẫn chƣa đồng đều trên địa bàn, chƣa thật sự đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, giao lƣu hàng hoá và nhu cầu đi lại và thông tin liên lạc của nhân dân.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng tốc độ phát triển chậm. Cả nƣớc có 16 tỉnh miền núi, riêng khu vực miền núi Thanh Hoá diện tích lớn hơn 13 tỉnh, dân số lớn hơn 12 tỉnh nhƣng sự đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với tƣơng quan về diện tích và dân số. Trình độ phát triển và khả năng tích luỹ nội bộ thấp, thiếu vốn đầu tƣ xây dựng là một thách thức lớn đối

với việc phát triển kinh tế khu vực. Vì vậy, điều kiện kinh tế và kết cấu hạ tầng còn thua kém nhiều so với các tỉnh miền núi khác và so với bình quân chung toàn tỉnh.

Đƣờng giao thông nội vùng còn kém về chất lƣợng, chủ yếu là đƣờng đất, hiện còn 14 xã chƣa có đƣờng ô tô đến trụ sở Uỷ ban nhân dân xã. Đến tháng 10/2006 tỷ lệ các xã, thị trấn có điện lƣới quốc gia đạt 70%, thấp hơn toàn tỉnh 20%; thôn bản có điện lƣới quốc gia đạt 64,2%, thấp hơn 23,4%; số xã có điện thoại đạt 54%, thấp hơn toàn tỉnh 34,6%; 60,5% xã có điểm bƣu điện và nhà văn hoá xã trong khi toàn tỉnh là 81,3%; 65% xã đƣợc phủ sóng truyền hình trong khi toàn tỉnh là 84%.

Nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng chƣa đƣợc đầu tƣ kịp thời; hơn 400 hồ đập xuống cấp chƣa đƣợc sửa chữa. Hiện nay còn 10 xã chƣa có trụ sở làm việc và khoảng 40% số trụ sở xã là nhà cấp 4 đã xuống cấp cần xây dựng mới; 600 phòng học tranh tre nứa lá, hơn 2.000 phòng học đã xuống cấp; số hộ có nhà ở dột nát, tạm bợ còn cao, khoảng gần 20.000 hộ.

- Xã hội tuy có bƣớc phát triển nhƣng còn nhiều vấn đề bức xúc: chất lƣợng giáo dục, chất lƣợng khám chữa bệnh còn thấp và rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, đặc biệt tình hình an ninh, chính trị còn nhiều phức tạp, các tệ nạn xã hội và các hủ tục mê tín dị đoan chƣa đƣợc xoá bỏ triệt để, một số nơi có nguy cơ tái phát triển.

Chất lƣợng giáo dục học sinh vùng dân tộc miền núi còn thấp so với cả tỉnh, thể hiện qua tỷ lệ học sinh tốt nghiệp năm học 2006 – 2007: tổng số học sinh phổ thông trung học và bổ túc văn hoá (tính cả 2 đợt) là 19.724 em, đậu tốt nghiệp 7.363 em, đạt 37,33%, trong khi cả tỉnh đạt 74,77%. Số học sinh đậu khá giỏi chỉ có 40 em, đạt 0,54%).

Các trƣờng trung học phổ thông ở các huyện miền núi đều không tuyển đủ chỉ tiêu học sinh vào lớp 10, nhiều trƣờng chỉ tuyển đƣợc khoảng 50% số

học sinh vào lớp 10 theo chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu năm học 2007 – 2008 do tỉnh giao). Ngoài ra, ngay trong học kỳ I (2007 - 2008) đã xảy ra hiện tƣợng rất nhiều học sinh bỏ học (Huyện Thạch Thành có 527 em học sinh bỏ học; trong đó có 521 em học sinh trung học cơ sở, 6 em học sinh tiểu học. Nguyên nhân các em bỏ học là do học kém; do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bỏ học để đi làm ăn xa giúp gia đình, nhất là sau khi huyện bị thiệt hại nặng nề do trải qua trận lũ lịch sử đầu tháng 10-2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những thực trạng nêu trên đang đặt ra yêu cầu ngày một cấp bách cho công tác nâng cao chất lƣợng giáo dục ở khu vực miền núi Thanh Hoá.

Mặc dù đã đƣợc tạo nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế – xã hội, nhƣng do nguồn vốn hạn hẹp, lại chậm phát triển và chƣa đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc bằng các khu vực miền núi khác trong cả nƣớc nên kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khu vực miền núi Thanh Hoá còn nhiều yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, đây vẫn là khu vực kinh tế nghèo nàn, lạc hậu nhất so với cả tỉnh và là khu vực nghèo của cả nƣớc. Đời sống văn hoá - xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nói tóm lại, với địa hình miền núi rộng, độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt, xuất phát điểm cho sự phát triển nói chung còn thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, khoảng cách về sản xuất, mức sống… còn chênh lệch so với các vùng miền trong tỉnh và so với bình quân chung của cả nƣớc, các tệ nạn buôn bán ma tuý, các hủ tục mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép còn diễn biến phức tạp. Về chính trị còn tiềm ẩn những tình huống phức tạp có thể diễn ra, các thế lực bên ngoài tiếp tục thực hiện âm mƣu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá, kích động ngƣời dân vƣợt biên trái phép… là những bất lợi không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, ổn định an ninh – xã hội

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

1. Khu vực miền núi Thanh Hoá với diện tích tự nhiên 8.508,33 km2 (chiếm trên 76,61% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) đƣợc chia làm 3 vùng địa hình: vùng núi cao, vùng núi thấp và vùng đồi phía nam. Tổng số dân tính đến hết năm 2007 là 1.153 triệu ngƣời (chiếm 32,02% dân số toàn tỉnh). Cƣ trú trên địa bàn miền núi có các dân tộc Kinh, Mƣờng, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích có giá trị lịch sử và văn hoá cho phép miền núi Thanh Hoá phát triển một nền kinh tế toàn diện, bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và ngành dịch vụ, du lịch.

2. Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phƣơng miền núi Thanh Hoá đã có sự khởi sắc toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm cao, năm 2007 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 13,4% là năm đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, công tác giáo dục, y tế và văn hoá đƣợc quan tâm chú trọng, tạo nên những bƣớc phát triển xã hội mạnh mẽ.

3. Tuy nhiên, đánh giá về tốc độ tăng trƣởng kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá trong những năm qua cho thấy: tốc độ tăng trƣởng tuy cao những chƣa thực sự vững chắc và còn thấp hơn so với bình quân chung của cả tỉnh. Đời sống nhân dân đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tuy đã đƣợc cải thiện song vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy, đây vẫn là khu vực kinh tế nghèo nàn, lạc hậu nhất so với cả tỉnh và là khu vực nghèo của cả nƣớc.

Trong thời gian tới, để đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định, giải quyết đƣợc cơ bản các vấn đề xã hội, giữ vững đƣợc ổn định chính trị, an ninh biên giới, từng bƣớc giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng… khu vực miền núi Thanh Hoá rất cần có sự hỗ trợ của các bộ, ngành

Trung ƣơng cùng với nỗ lực của Đảng bộ, các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh.

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC MIỀN NÚI THANH HOÁ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa (Trang 84)