Tây Nguyên là khu vực gồm 5 tỉnh: Đắk Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên toàn vùng là 54.659,594 km2, chiếm 16,50% diện tích của cả nƣớc, có diện tích đứng thứ 2 so với 8 vùng tự nhiên kinh tế (sau khu vực Đông Bắc). Về diện tích trong vùng, xếp theo thứ tự Gia Lai có diện tích lớn nhất 15.536,933 km2, Đắk Lắc 13.139,173 km2, Lâm Đồng 9.776,128 km2, Kon Tum 9.690,933 km2, Đắc Nông 6.516,879 km2. Tây Nguyên là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế – chính trị đối với cả nƣớc và khu vực. Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 18/01/2002 về phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010 đã khẳng định: “Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh của cả nước, là vùng giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội” [12, tr.8].
Tây Nguyên có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên so với các vùng khác trong cả nƣớc, đặc biệt là tài nguyên đất và rừng. Đây là vùng kinh tế nông nghiệp có tiềm năng lớn với 1,6 triệu ha đất đỏ bazan (chiếm 66% diện tích đất bazan toàn quốc), tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nông trƣờng và vùng chuyên canh quy mô lớn. Đất phù sa có 15,6 vạn ha, là cơ sở tạo nên sự ổn định về sản xuất lƣợng thực cho Tây Nguyên.
Đặc biệt, về tài nguyên nƣớc, Tây Nguyên giữ vai trò đầu nguồn sinh thủy, giữ cân bằng sinh thái cho cả vùng Đông – Tây Nam bộ và Duyên hải
Nam Trung bộ với 4 hệ thống sông lớn là Sê San, Sêrêpoc đổ về sông Mê Kông; sông Ba đổ về Tuy Hoà, sông Đồng Nai đổ về Đồng Nai. Với lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.900mm/năm, tƣơng đƣơng 106 tỉ m3 nƣớc. Về lý thuyết, lƣợng nƣớc này đủ thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhƣng do phân bổ không đều theo thời gian nên Tây Nguyên có tình trạng thiếu nƣớc về mùa khô.
Tây Nguyên đƣợc xem là vùng đất đa dạng sinh vật, là mái nhà của tổ quốc. Tài nguyên rừng (đặc biệt là diện tích rừng nguyên sinh), khoáng sản và tiềm năng thuỷ điện đều ở mức rất lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ độ che phủ rừng và chất lƣợng rừng suy giảm nhanh chóng (tỷ lệ che phủ còn 56,2% năm 2006 giảm xuống còn 47,4% năm 2007). Môi trƣờng sinh thái đang ở tình trạng diễn biến xấu.
Cƣ dân ở Tây Nguyên có thể chia thành 2 bộ phận, cƣ dân nơi khác đến (chủ yếu là ngƣời Kinh và các dân tộc thiểu số miền bắc di cƣ) và dân tộc bản địa (khoảng 12 dân tộc). Các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên đông nhất là dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Cơ-ho, Xơ-đăng… Đây là khu vực có tốc độ tăng dân số và biến động về cơ cấu dân cƣ nhanh nhất cả nƣớc.
Tây Nguyên cũng là vùng đất còn tiềm ẩn rất nhiều những biến động chính trị. Từ năm 2001 đến 2004 đã xảy ra 2 cuộc bạo loạn gây nên những bất ổn chính trị, rối loạn về an ninh xã hội. Vụ bạo loạn chính trị ngày 02 – 03/2/2001, bọn phản động lôi kéo hàng trăm tên lẩn trốn để hoạt động Fulro, xây dựng khung tổ chức ngầm “Đêga” các cấp lén lút bám các buôn làng hoạt động. Các thế lực thù địch ra sức phát triển đạo trái phép, đặc biệt là “Tin lành Đêga” trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm chia rẽ đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào Kinh, ráo riết kích động đả kích Đảng và Nhà nƣớc ta, xúi giục đồng bào dân tộc thiểu số thành lập “Nhà nƣớc Đêga” độc lập, tách khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Nhà nƣớc Việt Nam thống nhất, kích
động lôi kéo ngƣời dân sang Campuchia nhằm gây mất ổn định chính trị, tạo cớ để Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.
Vụ biểu tình bạo loạn ngày 10 – 11/04/2004 xảy ra với quy mô lớn và tính chất nghiêm trọng. Mặc dù nhanh chóng đƣợc dập tắt song đây là một bài học đắt giá và có nhiều sự kiện phức tạp kéo theo sau sự kiện đó.
Cho tới nay, tình hình xã hội ở Tây Nguyên đã có sự ổn định hơn trƣớc. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, sự triển khai tích cực các chƣơng trình phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội; thực hiện tốt hơn quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo; tạo thế chủ động trong công tác tuyên truyền, đấu tranh đối ngoại, buộc Mỹ và các nƣớc phải thừa nhận về sự phát triển của Tây Nguyên và kìm chế hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Về kinh tế – xã hội, đến cuối năm 2001 và đầu năm 2002, Bộ Chính trị có Nghị quyết 10-NQ/TW và Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg, với sự đầu tƣ, hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của Trung ƣơng cùng với huy động nguồn lực tại chỗ và sự nỗ lực phấn đấu của đồng bào các dân tộc, kết cấu hạ tầng và kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên đã có bƣớc phát triển khá, kinh tế duy trì sự tăng trƣởng ở mức độ cao.
Tăng trƣởng GDP đạt 13,9% năm 2006 và 14,3% năm 2007. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp đạt 20,96%, dịch vụ đạt trên 28%, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp xuống còn 50,98% năm 2007. GDP bình quân đầu ngƣời 6,64 triệu đồng bằng 2,33 lần so với năm 2001. Thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 211 USD (năm 2000) lên 430 USD (năm 2007) [12, tr.21].
Sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng đƣợc cải thiện. Số hộ nghèo chung của toàn vùng năm 2007 giảm 5,67% so với năm 2005 (từ 28,52% xuống còn 22,85% năm 2007); tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 7,36% so với năm 2005 (từ 58,36% năm 2005 xuống
51% năm 2007), một số tỉnh đã giảm mạnh nhƣ Kon Tum giảm 9,76%, Đắk Lắc 7,22%, Lâm Đồng 16,16% [12, tr 42].
Bảng 2. Tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây Nguyên năm 2006, 2007
Chỉ tiêu ĐVT Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng Toàn vung 1. Tổng số hộ nghèo 2006 Hộ 29.760 66.108 90.247 28.285 58.288 272.688 2007 Hộ 25.520 60.337 79.716 14.676 46.172 226.421 Tốc độ giảm % -14,25 -8,73 -11,67 -48,11 -20,79 -16,97 2. Tỷ lệ hộ nghèo 2006 % 38,63 29,28 27,55 33,73 23,72 28,52 2007 % 31,38 27,22 23,28 15,70 18,32 22,85 Tốc độ giảm % -7,25 -2,60 -4,27 -16,03 -5,40 -5,67 3. Hộ nghèo DTTS 2006 Hộ 26.335 54.262 48.735 13.348 25.488 168.168 2007 Hộ 22.738 50.210 42.569 8.538 23.442 147.497 Tốc độ giảm % -13,66 -7,47 -12,65 -36,04 -8,03 -12,29 4. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS 2006 % 63,73 62,46 57,04 47,19 55,14 58,36 2007 % 53,97 57,79 49,82 31,03 49,62 51,00 Tốc độ giảm % -9,76 -4,67 -7,22 -16,16 -5,52 -7,36
Nguồn: Vụ Kinh tế ĐP<, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007
Về văn hoá, từ năm 2005 đến nay, Tây Nguyên có 3 sự kiện văn hoá đáng trân trọng: đƣợc UNESCO công nhận “Văn hoá cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên – Việt Nam” là kiệt tác di sản phi vật thể (năm 2005); công bố các ấn phẩm Sử thi Tây Nguyên (năm 2006) và biểu diễn Lễ hội Đời sống dân gian Smíthonian (năm 2007) lần thứ 41 tại Hoa Kỳ.
Tuy đạt đƣợc nhiều thành tựu tốt về kinh tế – xã hội trong những năm qua, nhƣng Tây Nguyên vẫn là vùng nghèo. Một số chủ trƣơng lớn về kinh tế – xã hội đối với khu vực Tây Nguyên triển khai còn chậm, kết quả đạt đƣợc thấp. Một bộ phận khá lớn đồng bào vẫn còn nghèo, còn thiếu đất sản xuất, tiến độ giải quyết đất sản xuất còn chậm. Phân hoá giàu nghèo, chênh lệch mức sống giữa đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ngày càng lớn.
Tăng trƣởng kinh tế chƣa vững chắc, tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn mới đáp ứng đƣợng 39,77% chi ngân sách của toàn vùng. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Công nghiệp còn ở quy mô nhỏ. Sản xuất nông nghiệp chƣa biền vững, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thì tỷ trọng ngành trồng trọt còn lớn (chiếm > 80%), chăn nuôi (> 10%) và dịch vụ thấp, kể cả chất lƣợng dịch vụ.
Về nguồn nhân lực, năm 2007, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở Tây Nguyên là 13,1% (bình quân cả nƣớc là 19,3%). Số ngƣời chƣa biết chữ và chƣa tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ 31,12% tổng dân số toàn vùng. Theo kết quả điều tra năm 2007 trên phạm vi toàn quốc, tỉ lệ mù chữ của lao động Việt Nam là 4%, Tây Nguyên là 10%. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 13,20% lực lƣợng lao động. Các tỷ lệ trên ở lao động dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất thấp so với toàn vùng. Thiếu nguồn vốn đầu tƣ, thiếu lực lƣợng lao động, kỹ thuật thì Tây Nguyên tụt hậu so với các vùng trong cả nƣớc là điều khó tránh khỏi.
Sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa vùng đồng bào Kinh và vùng dân tộc thiểu số còn lớn. GDP bình quân đầu ngƣời ở đồng bào dân tộc thiểu số bằng 67% toàn vùng. Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số cao gấp 3,73 lần so với tỷ lệ hộ nghèo trong dân tộc Kinh. Những vùng khó khăn đều là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc thực hiện chƣơng trình xoá đói giảm nghèo còn nhiều bất cập. Trong nhận thức của một bộ phận dân cƣ vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, chƣa chủ động vƣơn lên thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhanh nhƣng chƣa phản ánh đúng thực chất; nguy cơ tái nghèo còn cao; một số cơ chế, chính sách hỗ trợ chƣa thực sự phù hợp nhƣng chậm đƣợc bổ sung, sửa đổi.
1.2.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế khu vực miền núi cả nước thời kỳ đổi mới
Miền núi nƣớc ta chiếm 3/4 diện tích đất liền, trải dài trên một không gian địa lý rộng lớn từ Bắc tới Nam. Trong 64 tỉnh, thành phố cả nƣớc hiện nay có tới 12 tỉnh vùng cao, 9 tỉnh miền núi, 23 tỉnh có huyện, xã miền núi. Vùng đất có địa hình phong phú này là quê hƣơng của 23 triệu ngƣời, chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Đây là nơi lƣu giữ các thảm rừng nhiệt đới, hình thành các vùng sinh thuỷ, với hệ sinh thái động thực vật phong phú, có tác dụng duy trì cân bằng môi trƣờng sống cho cả nƣớc và khu vực. Miền núi cũng là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu cho sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nƣớc. Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, đa sắc diện về cấu trúc kinh tế – văn hoá của các nhóm dân tộc thiểu số, tạo nên sự phong phú cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là địa bàn có vị trí quan trọng về kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, vùng cao này lại ở vào thế bất lợi về mặt nông nghiệp, kinh tế và xã hội.
1.2.3.1. Những thành tựu đạt được
* Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Vùng cao khác biệt với miền xuôi theo ba bình diện rất rộng: môi trƣờng vật chất; con ngƣời, văn hoá và xã hội; sức mạnh về thể chế, khả năng và nguồn lực. Nhiều năm qua, nhất là trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thƣờng xuyên quan tâm đến vùng miền núi, thông qua những chủ
trƣơng và chính sách quan trọng cùng nguồn lực đầu tƣ đáng kể nhằm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
Trong hơn 10 năm qua, kinh tế của các tỉnh miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng GDP nhanh với mức bình quân đạt mức từ 7 – 8%/năm; riêng trong 4 năm 2003 - 2007 GDP tiếp tục tăng trƣởng từ 10 – 12% cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc. Trong đó, nhiều tỉnh có mức tăng trƣởng cao nhƣ Quảng Ninh 12%, Bắc Kạn 12,45%, Sơn La 14,28%, Lai Châu 12,5%, Phú Yên 11,5%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng khá, năm 2007 đạt mức tăng gần gấp 2 lần so với năm 2005.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, tỷ trọng sản xuất nông – lâm nghiệp năm 2007 đạt 25,4%; công nghiệp đạt 39,5%; du lịch và dịch vụ đạt 35,1%.
- Về nông nghiệp, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung với nhiều sản phẩm xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới. Diện tích cây công nghiệp hiện nay đã tăng gấp 2 lần năm 2000: diện tích trồng cà phê tăng từ 516,7 ngàn ha (năm 2000) lên 812,3 ngàn ha (năm 2007), đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê. Đã hình thành nhiều vùng sản xuất chè với diện tích tăng từ 89,5 ngàn ha (năm 2000) lên 115,4 ngàn ha (năm 2007) v.v…
Chăn nuôi có bƣớc phát triển cả về quy mô đàn gia súc và sản lƣợng sản phẩm. Cơ cấu sản phẩm cũng có chuyển biến tích cực gắn liền với nhu cầu thị trƣờng.
Sản xuất nông – lâm nghiệp đã có những chuyển biến mới, nhiều địa phƣơng căn bản giải quyết đƣợc vấn đề lƣơng thực và bƣớc đầu sản xuất hàng hoá, rừng đƣợc bảo vệ và phục hồi, môi trƣờng dần đƣợc cải thiện. Ngƣời dân ngày càng đƣợc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ y
tế, giáo dục.. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào đƣợc nâng lên đáng kể.
Nhiều địa phƣơng đã hình thành đƣợc vùng sản xuất tập trung có quy mô và sản lƣợng hàng hoá lớn nhƣ cây chè ở miền núi phía bắc (Thái Nguyên, Yên Bái); cà phê, cao su, tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên; cây ăn quả ở Nam Bộ.
- Công nghiệp miền núi đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân là 9,2%/năm. Trong đó, công nghiệp địa phƣơng tăng trƣởng trên 11%/năm, riêng trong giai đoạn 2000 – 2005, tăng trƣởng 12 – 15%.
- Thƣơng mại có những bƣớc phát triển nhanh. Mức lƣu chuyển hàng hoá trên thị trƣờng miền núi tăng 30 – 40%/năm. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng năm khu vực kinh tế nhà nƣớc của các tỉnh miền núi từ chỗ rất nhỏ nay đã chiếm tỷ trọng 20 – 30% của cả nƣớc. Du lịch khu vực miền núi bƣớc đầu phát triển khá nhanh. Tốc độ tăng trƣởng du khách quốc tế đến miền núi tăng khá, doanh thu đạt hàng trăm tỷ đồng, với số lao động trực tiếp lên đến gần 20.000 ngƣời.
- Cơ sở hạ tầng ở miền núi đƣợc cải thiện rõ rệt. Đã hình thành đƣợc mạng lƣới giao thông từ tỉnh đến huyện và xã; đƣờng ô tô đã đến hầu hết trung tâm các xã, cả nƣớc đạt tỷ lệ 97,42%. Đến nay, lƣới điện quốc gia đã đến 100% thị xã, tỉnh lỵ các tỉnh miền núi, vùng cao; 98% số huyện và 64% số xã có điện lƣới. Số hộ dân miền núi đƣợc dùng điện đạt tỷ lệ 50,7%. Trên 70% dân số đã đƣợc giải quyết nƣớc sinh hoạt v.v…
Cùng với tăng trƣởng kinh tế cao và tƣơng đối ổn định, hàng loạt các chính sách xoá đói giảm nghèo đƣợc triển khai đồng bộ ở các địa phƣơng với đa nguồn kinh phí đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở các vùng miền trong cả nƣớc, đặc biệt là khu vực miền núi, hải đảo.
Chính phủ đã tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Vốn đầu tƣ
phát triển cho vùng miền núi tăng bình quân hàng năm khoảng 20%, riêng cơ cấu nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc có tỷ trọng tăng bình quân 25 – 30%. Đối với vùng đặc biệt khó khăn nhƣ miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long tỷ trọng vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng tăng từ 30 –