Điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 30)

I. BỐI CẢNH KHÁCH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa

1.1. Điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực

1.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

• Vị trí địa lý:

Thanh hóa là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 153 km về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 19o18 – 22o00 vĩ độ Bắc và 104o22 – 106o04 kinh độ Đông; phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDC nhân dân Lào; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.134,73 km2; dân số trung bình năm 2007 khoảng 3,7 triệu người, chiếm 3,4% diện tích và 4,3% dân số cả nước. Về vị trí địa lý kinh tế, chính trị Thanh Hóa có nhiều điểm nổi bật như:

Nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, giữa vùng KTTĐ Bắc Bộ với vùng KTTĐ Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lưu quan trọng của hệ thống đường quốc tế và quốc gia như tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng Trung du Miền núi của tỉnh, có đường 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của Lào… nên có nhiều điều kiện để phát triển. Thanh Hóa có đường biên giới chung với nước CHDCND Lào dài trên 190 km, có cửa khẩu Na Mèo được quy hoạch xây dựng thành Khu kinh tế cửa khẩu thời kỳ 2008 – 2015 (Quyết định số 52/2005/QĐ – CP của Chính phủ) đây là lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng hợp tác và giao lưu thương mại quốc tế thông qua hệ thống các tuyến đường xuyên á trong khu vực.

Trong lương lai vùng KTTĐ Bắc Bộ có khả năng sẽ được mở rộng không gian về phía Nam (đến Thanh Hóa) tạo cơ hội để Thanh Hóa thu hút đầu tư phát triển

nhanh hơn. Đặc biệt Thanh Hóa có khu kinh tế Nghi Sơn, tại đây ngoài Khu liên hợp lọc hóa dầu (công trình trọng điểm quốc gia), khu cảng Nghi Sơn tương lai sẽ là cảng nước sâu lớn ở phía Bắc, nhiều công trình kinh tế lớn khác sẽ được xây dựng mở ra cơ hội phát triển mới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và CDCCNCN nói riêng của tỉnh.

Đặc điểm địa hình tỉnh Thanh Hóa đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành ba vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du; vùng đồng bằng chiếm 17,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tương đối bằng phẳng nhiều tiếm năng cho phát triển công nghiệp; vùng ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cảng và phát triển dịch vụ vận tải sông, biển.

• Tài nguyên thiên nhiên chính: Thanh hóa là một tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, đây là tiềm năng lớn tác động trực tiếp tới khả năng phát triển công nghiệp của tỉnh, cần được khai thác bền vững và lâu dài.

Tài nguyên đất: theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng của FAO – UNESCO, Thanh

hóa có 8 nhóm đất chính và 20 loại đất khác nhau với số liệu kết quả kiểm kê đất tháng 01/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường như sau

Bảng 2.1.1 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2007

Mục đích sử dụng 2000 2007 Tăng/ giảm Diện tích (1000 ha) % Diện tích (1000 ha) % Tổng diện tích tự nhiên 1114.9 100.0 1113.47 100.0 -1.43 Diện tích đã sử dụng 791.7 71.01 978.34 87.9 186.64 Đất nông nghiệp 665.3 59.67 822.36 73.9 157.06

Đất phi nông nghiệp 126.45 11.34 155.98 14.0 29.53

Đất chưa sử dụng 318.9 28.60 135.13 12.1 -183.77

Đất mặt nước 4.3 0.39 3.20 0.3 -1.10

Nhìn chung hầu hết diện tích đất bằng ở Thanh Hóa đã được khai thác sử dụng vào sản xuất công nghiệp nhưng vẫn còn khiêm tốn. Do đó trong thời gian tới thực hiện chuyển đổi cơ cấu công nghiệp cần kết hợp đầu tư chiều sâu để nâng cao hệ số sử dụng đất, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều tiềm năng về đất đai và nguồn nước thuận lợi.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa khá phong phú về chủng loại và đa dạng về cấp trữ lượng. Hiện tại toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khoáng sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như: Crom, đá ốp lát, đô lô mít, chì lẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý, titan. Nhiều mỏ có trữ lượng lớn và phân bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như đá vôi, đất sét làm xi măng. Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng… Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác như đồng, Asen, sét trắng, cát thủy tinh, đá xây dựng, than đá và than bùn… tuy trữ lượng không lớn nhưng có giá trị cao, có thể khia thác ở quy mô nhỏ phục vụ phát triển công nghiệp địa phương.

Tài nguyên nước và thủy năng

Trên địa bàn Thanh Hóa có 4 hệ thống sông lớn là sông Mã, sông Yên, sông Hoạt, sông Bạng và 173 sông suối nhỏ, các sông thuộc hế thống sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày, có tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hàng năm từ 20 – 21 tỷ m3 tạo ra một mạng lưới thủy văn dày đặc và phân bố khá đều trên địa bàn. Không chỉ có nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú, thuộc hai dạng chính là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa khe nứt. Do hệ thống sông suối ở Thanh Hóa khá dày, trong đó có một số sông lớn, lưu vực rộng (nhất là hệ thống sông Mã) bắt nguồn từ những vùng núi cao, nhiều thác ghềnh nên Thanh Hóa có tiềm năng phát triển thủy điện khá lớn. Riêng hệ thống sông Mã có trữ năng lý thuyết tới 12 tỉ KWh với nhiều bậc thang có thể khai thác thủy điện. Đây là nguồn năng lượng sạch cần được ngành công nghiệp điện nước của tỉnh và cả nước chú trọng đầu tư khai thác phục vụ nhu cầu điện năng của ngành sản xuất công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh nói chung.

1.1.2. Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực

Thanh Hóa là một tỉnh đông dân và có nguồn lao động dồi dào vừa đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN nói riêng, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm của ngành. Năm 2008, dân số của tỉnh đã trên 3,7 triệu người, chiếm xấp xỉ 34,6% dân số vùng Bắc Trung Bộ, và 4,5% dân số cả nước. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2008 là 2.421,03 ngàn người, chiếm 65,5% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành KTQD là 2.109 ngàn người, chiếm 89% lao động trong độ tuổi Với cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội xủa tỉnh trong 10 – 15 năm tới, đặc biệt đó là lợi thế trong phát triển và phân bố những ngành công nghiệp – TTCN sử dụng nhiều lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w