Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 49)

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 –

2.1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành kinh tế

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh giai đọan 2000 – 2009.

2.1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành kinh tế

2.1.1 Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành cấp I

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hình thành một cơ cấu công nghiệp phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh gồm: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất điện nước. Nhìn chung, cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng lên chiếm tỷ trọng ưu thế đến trên 90%; còn tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác lại có xu hướng giảm xuống trong toàn ngành công nghiệp. Công nghiệp khai thác tuy có dao

động nhẹ nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần từ 3,62% năm 2000 xuống còn 2,97% năm 2005 và 3,1% năm 2008. Công nghiệp chế biến so với giai đoạn 1996 – 2000, trong giai đoạn từ 2000 – 2009 đã có xu hướng ngày càng tăng và chiếm ưu thế, năm 2000 đạt 96,12%; năm 2001 là 96,48%; năm 2005 đạt 88,72% và tới năm 2008 là 88,46%. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước chiếm tỷ trọng còn nhỏ nhưng cũng đã tăng dần qua các năm, năm 2000 mới chỉ đạt 0,26%, nhưng tới năm 2005 là 8,31% và năm 2008 đạt 8,44%.

Biểu 3: Cơ cấu công nghiệp theo phân ngành cấp I giai đoạn 2000 – 2008

Đơn vị: %

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

Qua biểu đồ ta có thể thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu giữa ba nhóm ngành công nghiệp. Bước đầu đã hình thành một số sản phẩm chủ lực của các ngành chiếm tỷ trọng ưu thế trong công nghiệp của tỉnh và cả nước như: xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát, hải sản đông lạnh... Măc dù vậy sự chuyển dịch này vẫn chưa thực sự theo định hướng đẩy mạnh CNH – HĐH, chưa phản ánh được xu hướng chuyển dịch vững chắc và lâu dài của ngành công nghiệp do sự chuyển dịch vẫn chưa thể hiện rõ được yếu tố hiện đại trong toàn ngành, đặc biệt những ngành công nghệ cao thì chưa phát triển. Những liên kết trong một cơ cấu công nghiệp chưa hình thành rõ rệt, còn thiếu các ngành công nghiệp cơ bản như công nghiệp tạo nguyên liệu, công nghiệp hỗ trợ. Năng lực tự đổi mới công nghệ còn yếu.

2.1.2. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu theo ba nhóm ngành công nghiệp cấp I

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 49)