Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2000 – 2009 Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 42)

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 –

1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2000 – 2009 Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp

1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp

1.1.1. Tăng trưởng công nghiệp

Trong những năm qua, mặc dù có những khó khăn do biến động giá cả và sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bình quân giai đoạn 2001 – 2005 GTSX tăng 16,9%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 dự kiến GTSX tăng 13%/năm do tác động của khủng hoảng kinh tế. Mặc dù trong năm 2008 giá cả các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao, song sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt: 17.716 tỷ đồng (giá thực tế). Năng lực sản xuất tăng lên đáng kể, một số cơ sở lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất như: Nhà máy bia Tây Bắc ga, công suất 10 triệu lít/năm. Dây chuyền 2 nhà máy gạch ceramic tại KCN Lễ Môn... Tổng giá trị gia tăng công nghiệp năm 2010 dự kiến đạt 7250 tỷ đồng (giá 94), đạt tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2006 – 2010 là 16,9%.

Bảng 2.2.1: Hiện trạng phát triển công nghiệp

Đơn vị tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2000 2005 Dự kiến 2010 Tăng trưởng BQ 2001- 2010 2001- 2005 2006- 2010 GTGT (giá 94) 1537,5 3320,0 7250 16,8 16,6 16,9 GTSX CN (giá CĐ ) 3797,6 8249,2 15200 14,9 16,9 13,0 Theo thành phần kinh tế 1. Quốc doanh 1701,9 3123,9 3650 7,9 12,9 3,2

2. Ngoài quốc doanh 1342,6 3016,4 6300 16,7 17,6 15,9 3. Khu vực có vốn

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

Qua bảng số liệu ta có thể thấy tốc độ tăng GTSX công nghiệp ở mức cao, có sự sụt giảm ở giai đoạn 2006 – 2010 do gặp nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, môi trường đầu tư phát triển công nghiệp trong thời gian qua ngày càng được cải thiện, tạo ra bước phát triển mạnh trong sản xuất công nghiệp, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Công nghiệp cùng với tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò động lực trong guồng máy kinh tế của Thanh Hóa trong thời kỳ CNH – HĐH. Biểu hiện rõ rệt nhất của quá trình này là tốc độ tăng trưởng của sản xuất CN – TTCN khá cao, chú trọng phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.

Cụ thể, GTSX công nghiệp (theo giá so sánh) tỉnh Thanh Hóa qua các năm như sau:

Biểu 2: GTSX công nghiệp tỉnh Thanh Hóa qua các năm

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

Có thể nói GTSX công nghiệp đã tăng đều qua các năm. Bước vào năm 2009, cùng với những khó khăn chung do diễn biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế trong nước, tỉnh Thanh Hóa còn gặp những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh những năm trước để lại đã tác động bất lợi đến sản xuất, kinh doanh, việc làm và đời sống nhân dân. Song, do có sự quan tâm hỗ trợ của Trung

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2000 2003 2005 2006 2007 2008 2009 GTSX 3798 6672 8249 9188 10421 12186 13887

ương với chính sách kích cầu của Chính phủ đã kịp thời phát huy tác dụng, sự điều hành linh hoạt của các cấp, các ngành, sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp nên sản xuất công nghiệp Thanh Hóa giữ được đà tăng trưởng, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2009 đã có bước “bứt phá” ngoạn mục. GTSX công nghiệp trong năm 2009 đạt 13.887 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ; trong đó khối các doanh nghiệp Trung ương vẫn duy trì tăng trưởng với mức đóng góp vào ngân sách trên 873 tỷ đồng, tăng 9%; khối các doanh nghiệp địa phương có mức tăng 16%, đóng góp vào ngân sách trên 72 tỷ đồng (mức thu này giảm so với năm 2008 do chính sách giảm, giãn nộp thuế của Chính phủ); khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trên 18%, đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 180 tỷ đồng. Trong tình hình khó khăn chung, mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong tỉnh đã đạt những bước tiến vượt bậc so với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và đây cũng là năm đầu tiên Thanh Hóa vươn lên xếp thứ 2 sau tỉnh Quảng Ninh. Đạt được kết quả trên là do sản xuất công nghiệp trong tỉnh bắt đầu phục hồi từ quý II và có sự tăng trưởng mạnh trong quý III nhờ gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã thực sự là cứu cánh cho các thành phần kinh tế giải quyết khó khăn về vốn, duy trì việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên, toàn nền công nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét về chất thể hiện ở giá trị gia tăng công nghiệp còn thấp, giai đoạn 2001 – 2005 là 16,6%, giai đoạn 2006 – 2010 chỉ là 16,9%.

1.1.2. Sản phẩm chủ yếu

Trong những năm qua, công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển trên cơ sở phát huy tối đa công suất và mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có. Nhiều cơ sở công nghiệp lớn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất như nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy bia Thanh Hóa mở thêm dây chuyền 2 tại khu công nghiệp Nghi Sơn công suất 30 triệu lít/năm, nhà máy bao bì PP, công ty may Việt Thanh... Do đó các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2000. Một số cơ sở mới công nghiệp lớn đã khởi công xây dựng như Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy đóng mới và sửa chữa tầu biển Nghi Sơn... tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới.

Cụ thể tính đến hết năm 2009, sang năm 2010 sản lượng một số sản phẩm chủ yếu như sau:

- Xi măng: 8 – 8,4 triệu tấn tăng trưởng bình quân 11,5%/năm - Đá ốp lát: 8 triệu m2 , tăng 20,8%/năm

- Gạch xây: 850 triệu viên, tăng 8%/năm - Bia các loại: 100 triệu lít, tăng 9%/năm - Quần áo: 20 triệu cái, tăng 21,4%/năm - Đường: 250 ngàn tấn, tăng 7 – 8%/năm - Dứa, hoa quả hộp: 8000 tấn, tăng 42,7%/năm - Thủy sản đông lạnh: 3.400 tấn, tăng 11,8%/năm - Giấy bìa: 55 ngàn tấn, tăng 20,7%/năm

- Tinh bột ngô: 5.000 tấn, tăng 20%/năm - Tinh bột sắn: 27.000 tấn, tăng 13%/năm - Điện năng sản xuất: 2,18 tỷ KWh...

1.2. Lao động trong ngành công nghiệp

Sự phát triển của công nghiệp đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn. Việc gia tăng số cơ sở sản xuất công nghiệp đã làm tăng thêm số lao động được sử dụng trong các cơ sở sản xuất đó. Cụ thể:

Bảng 2.2.2. Số lao động tăng thêm ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai

đoạn 2001 – 2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lao động tăng thêm ngành công nghiệp Người 5529 5321 3043 365 1662 4830 8730

Nguồn: Cục thống kê Thanh Hóa

Như vậy tổng số lao động tăng thêm cả giai đoạn này là 29.480 người, trung bình tăng 3458,33% người/năm. Tuy nhiên mức tăng số lao động hàng năm lại không đều, chỉ cao ở các năm 2001, 2002, 2006, năm 2004 rất thấp chỉ tăng có 365 người, năm 2005 tăng có 1662 người. Trong giai đoạn 2000 – 2005, tỷ trọng lao

động trong các ngành công nghiệp khai thác giảm từ 12,8% (năm) xuống 11,1% năm 2003, công nghiệp điện nước cũng giảm từ 0,3% xuống 0,1%, công nghiệp chế biến tăng từ 86,9% lên 88,8%. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động này phù hợp với việc đòi hỏi tăng tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp chế biến trong giá trị toàn ngành.

Năm 2007, số lao động tham gia vào sản xuất công nghiệp trong tỉnh là 133.550 người, tăng 13.560 người so với năm 2005 và 26.194 người so với năm 2000, bình quân tăng gần 4.000 lao động/năm. Các ngành thu hút nhiều lao động gồm: sản xuất sản phẩm gỗ, lâm sản (40.552 lao động), sản xuất thực phẩm và đồ uống 924.258 lao động), sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại (22.775 lao động)... Là một tỉnh đông dân, nhu cầu việc làm là rất cao nhưng với mức tăng số lao động qua các năm như trên có thể thấy ngành công nghiệp chưa tận dụng triệt để lợi thế này, chưa đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động. Đây là một điểm yếu kém trong đầu tư phát triển công nghiệp ở Thanh Hóa mà nguyên nhân chủ yếu là ở cung lao động lớn nhưng do số lao động tăng thêm chủ yếu được chuyển sang từ nông nghiệp một mặt góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh, mặt khác chất lượng lao động vì thế còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp. Lực lượng lao động công nghiệp chưa qua đào tạo, chưa có kỹ năng còn lớn, một số được đào tạo từ các trường Đại học, cao đẳng ít có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với nghề nên chưa phát huy hết được khả năng.

Tính đến hết năm 2009, lao động trực tiếp sản xuất công nghiệp – TTCN khoảng 200.000 – 220.000 người, tăng 11%/năm, tăng 1,6 – 1,7 lần so với năm 2005. Năng suất lao động khoảng 83,5 triệu đồng/người, tăng 1,3 lần so với 2005. Ngoài ra đã có bố trí 50.000 người lao động vụ việc, không chuyên, dịch vụ công nghiệp nâng tổng số lao đông công nghiệp – TTCN các loại lên 280.000 người, chiếm khoảng 15% lao động xã hội, gấp 2 lần so với năm 2005. Đồng thời nhu cầu về trình độ lao động đến năm 2009 đạt khoảng 1/2,5/22 theo cơ cấu 3 nhóm lao động là đại học – cao đẳng/trung cấp/công nhân kỹ thuật. Đây là bước cải thiện ban đầu của tỉnh Thanh Hóa thực hiện mục tiêu cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Với xu hướng mở cửa và hội nhập của cả nước, kinh tế đối ngoại của Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2995 đạt trên 105,7 triệu USD, giá trị hàng hóa xuất khẩu là 72,7 triệu USD; hết năm 2009, kim ngạch xuất khẩu chung đạt khoảng 300 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu công nghiệp năm 2005 là 85,1 triệu USD; tăng lên trong năm 2009 với kim ngạch là 220 triệu USD. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm lạc nhân, xi măng, quặng các loại, đá ốp lát, đá hoa, hải sản động lạnh, hàng may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, ô tô, phân đạm...

Hàng hóa trong tỉnh được xuất khẩu đi 32 nước trên thế giới, trong đó thị trường các nước Đông Bắc Á là thị trường chính tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của tỉnh như cà phê, cao su, vật liệu xây dựng, tinh bột sắn, hải sản... và thị trường Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất (khoảng 31,2% giá trị xuất khẩu).

1.4. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Cùng với sự gia tăng về quy mô của vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vốn đầu tư phát triển công nghiệp cũng gia tăng và chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2001 – 2006 là 29.011 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư phát triển công nghiệp là 9997 tỷ đồng chiếm 34,46%.

Bảng 2.2.3: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong

tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2009 Chỉ

tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008 2009

Vốn đầu tư phát

triển (tỷ đồng) 3001 3654 4200 4645 5810 7701 15450 20800 Vốn đầu tư phát

triển công nghiệp (tỷ đồng)

1137 1266 1386 1556 1981 2671 5439 8216

Tỷ trọng % 37,89 34,65 33,00 33,50 34,10 34,68 35,20 39,50

Nhìn chung quy mô vốn đầu tư phát triển công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng CNH – HĐH, tuy nhiên khối lượng vốn huy động vẫn còn hạn chế, từ năm 2007 đến nay vốn đầu tư đã được huy động thêm bằng nhiều chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cùng với việc hình thành các KCN đã thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nhất là từ nước ngoài, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Xét cơ cấu vốn đầu tư phân theo nhóm ngành công nghiệp ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư của cả 3 nhóm ngành công nghiệp đều có xu hướng tăng.

Trong giai đoạn 2001 – 2006, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp khai thác mỏ là rất ít, dưới 20 tỷ/năm, cao nhất là 15 tỷ năm 2005, chiếm 0,76% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp toàn tỉnh. Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp điện nước có mức tăng không đều, quy mô vốn đầu tư đạt cao nhất là 201 tỷ năm 2004. Nhóm ngành công nghiệp chế biến có quy mô vốn đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng đa số trong tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp, chiếm thấp nhất là 86,36% năm 2003 và cao nhất là 98,77% năm 2001. Như vậy, mặc dù có điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng khoáng sản phong phú xong việc đầu tư cho ngành công nghiệp khai thác mỏ là chưa hợp lý, quy mô vốn đầu tư còn rất nhỏ. Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp khai thác chủ yếu là đầu tư vào cải tạo và hiện đại hóa công nghệ khai thác. Đối với ngành công nghiệp điện nước thì trong giai đoạn 2001 – 2006 chỉ mới đầu tư nâng cấp hệ thống cấp thoát nước ở thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn; đầu tư nâng cấp một số trạm biến áp trung kế, vẫn chưa đầu tư vào khai thác nguồn điện năng từ hệ thống sông ngòi của tỉnh khi được đánh giá cao là có trữ lượng và tiềm năng thủy điện cao nên vốn đầu tư còn hạn chế. Mặt khác, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp điện nước còn ít là do khả năng huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia đầu tư là kém, chủ yếu trông chờ vào vốn từ ngân sách, các doanh nghiệp thì không có nhu cầu mở rộng sản xuất do đang tận dụng khai thác hết công suất của dây chuyền sản xuất đã được đầu tu từ trước, thêm vào đó ngành điện là một ngành độc quyền của Nhà nước trong thời gian này. Trong ba nhóm ngành, ngành công nghiệp chế biến là ngành có quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất đó là do trong giai đoạn 2001 – 2006 nhiều dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn thuộc ngành chế biến được thực hiện như nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy đông lạnh, nhà máy chế biến tinh bột ngô, nhà máy chế biến sữa, nhà máy gạch CERAMIC...

Trong thời gian từ 2007 tới 2009, nguồn vốn huy động cho phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng được tăng lên đáng kể mặc dù đã gặp phải không ít khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Đáng chú ý là ngành điện nước đây là giai đoạn tăng tốc phát triển, với việc tập trung đầu tư xây dựng nhiều cơ sở cấp nước lọc và nước thô cho các KCN, phát triển trung tâm Điện Lực Nghi Sơn, cùng với việc xã hội hóa ngành điện, vốn đầu tư cho ngành điện nước đã tăng nhanh, tính tới năm 2009 đã chiếm tỷ trọng là 9%.

Bảng 2.2.4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w