Các căn cứ phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 1 Căn cứ vào chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 83)

I. Cơ sở khoa học của việc xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

2. Các căn cứ phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 1 Căn cứ vào chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm

2.1. Căn cứ vào chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010

Căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp; căn cứ xu hướng phát triển kinh tế khu vực và thế giới cũng như tiềm năng của nền kinh tế đất nước, chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 được xác định như sau: “Huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp theo ba nhóm ngành: nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành công nghiệp nền tảng và nhóm ngành công nghiệp tiềm năng. Tập trung phát triển mạnh các ngành có lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, tạo nguồn thu ngoại tệ và thu hút nhiều lao động như dệt may, chế biến nông – lâm – thủy sản, chế tạo chi tiết và lắp ráp cơ điện tử. Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng để tăng khả năng tự chủ kinh tế như: hóa dầu, hóa dược, luyện kim, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy và cơ khí chế tạo. Đồng thời chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao như: phần mềm, công nghệ nano, vi sinh, vật liệu mới để tạo bước nhảy về chất cho phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, coi xuất khẩu là mục tiêu phát triển, là thước đo đánh giá khả năng chủ động hội nhập. Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hình thành các tập đoàn mạnh, chú trọng phát triển công nghiệp ở những vùng kinh tế trọng điểm làm động lực thúc đẩy công nghiệp cả nước phát triển. Chuyển dịch và phát triển công nghiệp ở nông thôn, gắn kết phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững. Tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, sẵn sàng tham gia liên kết kinh tế dưới nhiều hình thức để đến năm 2020 công nghiệp Việt Nam trở thành một mắt xích của hệ thống công nghiệp khu vực và quốc tế”.

Như vậy, theo chiến lược từ nay đến năm 2020 là giai đoạn Việt Nam phải đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Cơ cấu ngành kinh tế năm 2020 dự kiến nông nghiệp chiếm 9 – 11%; công nghiệp – xây dựng chiếm 45 – 47%; dịch vụ chiếm 42- 45%. Theo đó đến năm 2020, cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp chế biến từ 80,4% năm 2000 lên 82 – 83% năm 2010 và 87 – 88% năm 2020, ngược lại công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm xuống còn 5 – 6% năm 2020, công nghiệp sản xuất điện, ga, nước ít biến động, tỷ trọng tăng dần từ 5,97% năm 2000 lên 6 – 7% năm 2020. Trong nhóm ngành công nghiệp chế biến thì công nghiệp thu hút nhiều lao động và hướng xuất khẩu như may mặc, da giày, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tốc độ tăng trưởng giảm dần trong giai đoạn 2011 – 2020, các ngành này sẽ chuyển dịch dần sang khu vực nông thôn. Các ngành công nghiệp có công nghệ cao và công nghiệp cơ bản sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2020 như điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, hóa chất và các ngành sản xuất vật liệu mới và phát triển tập trung ở các đô thị công nghiệp lớn của cả nước. Đến năm 2020, Việt Nam bước đầu xây dựng được một số ngành công nghiệp nền tảng quan trọng với công nghệ tiên tiến như điện lực, khai thác và chế biến dầu khí, ngành đóng mới và sửa chữa tàu thuyền... Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã cơ bản được hiện đại hóa, đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường nội địa và thế giới.

2.2. Căn cứ vào chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa dự báo đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hóa dự báo đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa là tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH, làm nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, thực hiện vai trò động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh, phù hợp với xu thế chung của cả nước theo cơ chế kinh tế mở cửa, hội nhập. Với tư tưởng chỉ đạo là

"Đến năm 2015, Thanh Hóa nằm trong tốp trung bình của cả nước (một số chỉ tiêu đạt mức tiên tiến), đến năm 2020 xây dựng Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, là Trung tâm kinh tế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước". Để thực hiện được điều này, quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh đã đề ra hướng đi cụ thể: Công nghiệp Thanh Hóa tiếp tục phát triển theo mô hình cực tăng trưởng, đổi mới, hoàn thiện cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, tập trung vào các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh là thực phẩm, hóa chất, cơ khí – luyện kim, vật liệu xây dựng, dệt may – da giày trong đó ngành chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng tuy vẫn tăng nhưng giảm tỷ trọng trong giai đoạn này không còn chiếm ưu thế như trước đây, đồng thời phát triển nhanh các ngành công nghệ cao nhằm đưa cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa dần dần tiếp cận với cơ cấu công nghiệp cả nước, tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại.

Thúc đẩy phát triển TTCN và công nghiệp nông thôn. Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm và những ngành nghề truyền thống. Tới năm 2020, tổng số lao động trực tiếp sản xuất công nghiệp – TTCN khoảng 700.000 – 710.000 người, tăng 11%/năm ; năng suất lao động bình quân khoảng 169 triệu đồng/người, tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Thu hút thêm khoảng 160.000 người lao động TTCN vụ việc, không chuyên, dịch vụ công nghiệp, nâng tổng số lao động công nghiệp – TTCN các loại chiếm trên 40% lao động xã hội, tạo ra bước đột phá đáng kể trong cơ cấu lao động.

Sản phẩm công nghiệp của tỉnh được dự báo đến năm 2020 là :

- Xi măng 12,3 triệu tấn

- Đá ốp lát 20 triệu m2

- Gạch xây 3.000 triệu viên

- Đường 250 nghìn tấn

- Dứa, hoa quả hộp 16.000 tấn

- Tinh bột ngô 30.000 tấn

- Tinh bột sắn 64.000 tấn

- Thủy sản đông lạnh 12.000 tấn - Giấy bìa các loại 235.000 tấn

- ô tô các loại 50.000 cái

- Tàu thủy 400.000 DWT

- Điện năng sản xuất 19,8 tỷ KWh - Sản phẩm lọc hóa dầu 6,5 triệu tấn

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w