Cơ cấu theo khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 36)

I. BỐI CẢNH KHÁCH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

2.Cơ cấu theo khu vực kinh tế

- Quốc doanh 27,6 27,8 23,0

- Ngoài quốc doanh 68,8 68,1 70,0

Nguồn: Số liệu Thống kê tỉnh Thanh Hóa, Sở KH & ĐThanh Hóa.

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của Thanh Hóa thời gian qua có sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng phát huy lợi thế so sánh của tỉnh trong từng ngành, từng lĩnh vực. Sự chuyển dịch này đã đi đúng hướng góp phần đảm bảo cho nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH – HĐH. Tuy nhiên, tỉnh cần có những chính sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bền vững giữa các vùng miền trong tỉnh.

1.2.3. Thực hiện vốn đầu tư xã hội và hiệu quả đầu tư

• Thu hút vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư

Thực hiện chủ trương phát huy nội lực, đa dạng hóa các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và xây dựng, trong những năm qua công tác huy động thu hút vốn cho đầu tư phát triển đã đươc Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư. Vốn đầu tư cho địa bàn tăng nhanh, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, văn hóa xã hội, từng bước cải thiện điều kiện sản xuất và đời sống nhân dân. Giai đoạn 1996 – 2000 tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 14.823,5 tỷ đồng và giai đoạn 2001 – 2005 đạt 22.014,2 tỷ đồng, tăng 7.180 tỷ đồng so với giai đoạn trước. Giai đoạn 2006 – 2010 có thể đạt 44.500 tỷ đồng.

Bảng 2.1.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư ( giá hiện hành)

Chỉ tiêu 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 – 2010

Tỷ đ. % Tỷ đ. % Tỷ đ. %

Tổng đầu tư 14.823,5 100 22.014,2 100 44.500 100

Vốn nhà nước 3.945,2 26,6 9.357,8 42,5 16.000 36,0

Vốn khu vực dân cư và

các thành phần kt khác 5.047,8 34,1 10.923,7 49,6 16.100 36,2 Vốn đầu tư nước ngoài 5.315,8 35,9 124.9 0,6 11.400 25,6

Vốn khác 514,6 3,5 1.607,7 7,3 1.000 2,2

Cơ cấu vốn đầu tư đã có chuyển biến đáng kể, đã huy động tốt mọi nguồn vốn trong xã hội. Vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh đã tăng nhanh tuy nhiên vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Riêng đối với vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào KCN Lễ Môn, KCN Nghi Sơn, đã xây dựng các trang web giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, tham gia các diễn đàn và hội nghị kêu gọi xúc tiến đầu tư. Giai đoạn 2001 – 2005 các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tập trung vào khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương về khoáng sản, đất đai, chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Tới giai đoạn 2006 – 2009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến xi măng, công nghiệp điện – nước và các ngành công nghiệp trong khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn. Tuy nhiên hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn một số hạn chế nhất định do tốc độ thu hút vốn chậm không đồng đều.

• Kết quả hoạt động đầu tư

Với các nguồn vốn đầu tư, trong những năm qua Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng, năng lực sản xuất của các ngành được tăng cường, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng cao. Cụ thể: hệ thống giao thông được phát triển cả về số lượng và chất lượng, các tuyến đường biên giới, ven biển được nâng cấp, nâng tỷ lệ nhựa hóa và bê tông hóa lên 27%... Về công nghiệp nhiều nhà máy mới được đầu tư xây dựng trong giai đoạn này như nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy đường Việt Đài, nhà máy xi măng Công Thanh, nhà máy ô tô VEAM… Nhiều khu, cụm công nghiệp mới được hình thành. Năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lực trong tỉnh đều tăng mạnh. Tuy nhiên tỉnh cần có thêm nhiều cơ chế, chính sách mới tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn nữa.

Như vậy cơ cấu kinh tế của tỉnh dịch chuyển còn chậm nhưng trong thời tới này cùng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp và đặc biệt là khu kinh tế mở Nghi Sơn đang trong quá trình hình thành, dự báo trong những năm tiếp theo khối lượng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp nói riêng và đầu tư phát triển kinh tế nói chung của tỉnh Thanh Hóa không chỉ dừng lại tại đây mà còn có những con số tỷ lệ gia tăng đáng ngạc nhiên. Vốn đầu tư trong giai đoạn tới tăng là một xu thế tất yếu đối với một tỉnh đông dân và có nhiều tiềm năng thế mạnh chưa được khai thác hợp lý như Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 36)