Giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 109)

III. GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 –

7.Giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường

triển bền vững, thân thiện với môi trường

Môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề quan tâm của mọi địa phương nói chung và Thanh Hóa nói riêng do đó chính quyền tỉnh cần dành một tỷ lệ đầu tư thích đáng tạo hành lang xanh bao quanh các khu vực nhà máy, KCN. Tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời yêu cầu các cơ sở sản xuất tập trung vào các KCN, cụm công nghiệp nơi có điều kiện xử lý tập trung nguồn phế thải. Đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp xử lý chất thải, xây dựng quy chế quản lý chất thải, quản lý nguồn gây ô nhiễm, tính đúng tính đủ các chi phí về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư công nghiệp mới.

Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các bộ phận quan trắc và phân tích môi trường. Củng cố và kiện toàn biên chế bộ máy quản lý môi trường ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của thời kỳ CNH – HĐH. Đồng thời thực hiện tố công tác đánh giá tác động môi trường, thục hành tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đến năm 2020, tỉnh hướng tới chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ngày càng hiện đại với việc phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích và tìm hiểu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong quá trình thực hiện CNH – HĐH hiện nay, tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhanh, vững chắc gắn liền với yếu tố hiện đại, theo hướng công nghệ cao, nhằm đem lại giá trị kinh tế lớn, nhận biết các ngành có lợi thế so sánh trong giai đoạn trước mắt và tương lai đang thực sự trở thành vấn đề hết sức cần thiết trong việc phát huy hiệu quả thế mạnh, lợi thế của từng vùng, tùng ngành, góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh của ngành công nghiệp Thanh Hóa nói riêng và các tỉnh khác nói chung trong những năm tới. Vì vậy, để đạt được mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 do Đảng và chính quyền tỉnh đề ra, ngoài sự quyết tâm trong công tác chỉ đạo của chính quyền các cấp, sự nỗ lực của nhân dân tỉnh Thanh Hóa thì quá trình thực hiện luôn cần phải gắn với sự định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 2011 – 2020. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tín dụng Nhà nước và nguồn vốn ODA để đầu tư dứt điểm các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, các dự án và công trình trọng điểm trên địa bàn phục vụ cho phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Đây là một đề tài rộng, với kiến thức của em còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được thầy, cô giáo, các cán bộ chuyên môn đóng góp ý kiến và chỉ bảo để bài viết được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2000 – 2004

Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2008 – Nhà xuất bản thống kê

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Sở công nghiệp, “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010, dự báo đến năm 2020 (điều chỉnh)”.

3. Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hóa, “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 tỉnh Thanh Hóa”.

4. Chuyên đề đánh giá tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước đối với phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2006), “Thanh Hóa tiềm năng và cơ hội đầu tư”, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

6. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. 7. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2010

8. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2007. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2008.

9. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020.

10. Giáo trình “Kinh tế phát triển” - chủ biên GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng - NXB lao động – xã hội (2006).

11. Giáo trình “Kế hoạch hóa phát triển” – chủ biên PGS.TS Ngô Thắng Lợi – NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010. 13. Các Website: www.mpi.gov.vn www.vietnamplus.vn www.thanhhoa.gov.vn www.vietbao.vn www.cpv.org.vn www.baothanhhoa.vn

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 109)