Giải pháp về khoa học – công nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 108)

III. GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 –

6.Giải pháp về khoa học – công nghệ

Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm là không ngừng đổi mới công nghệ. Do vậy cần coi trọng công tác khoa học công nghệ, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển. Các giải pháp về khoa học- công nghệ đòi hỏi phải gắn với các giải pháp về vốn đầu tư, về phát triển nguồn nhân lực tạo ra nhóm giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vào thực hiện phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Cụ thể

Trong vốn xây dựng cơ bản của NSNN cần dành một tỷ lệ thích đáng tùy theo từng ngành cho đổi mới công nghệ, đảm bảo tốc độ tăng chi phí cho đổi mới công nghệ cao hơn tốc độ tăng đầu tư cơ bản chung. Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khoa học và công nghệ. Dành một phần vốn đầu tư cho việc tăng cường các cơ quan làm dịch vụ khoa học công nghệ (đo lường, kiểm tra sản phẩm…). Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất như: miễn thuế đối với phần vốn của doanh nghiệp dành cho đổi mới công nghệ. Miễn giảm thuế có thời hạn cho các doanh nghiệp sản xuất thử. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm tăng lượng đầu tư cho công tác triển khai đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh.

Đối với ngành công nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 Thanh Hóa cần tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, cơ khí chế tạo, sản xuất VLXD, vật liệu mới... đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến để nâng cao chất lượng, tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm có lợi thế của tỉnh như: các sản phẩm gỗ, mía, dứa, rau, quả, hàng thuỷ sản... Chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật để phát triển các làng nghề, các nghề TTCN. Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ vật liệu mới hỗn hợp, vật liệu composite, vật liệu giữ ẩm cho cây trồng...

Thực hiện các biện pháp để phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học-công nghệ, tăng cường lực lượng khoa học cho cấp cơ sở. Có chính sách đặc biệt để thu hút các cán bộ khoa học về công tác tại Thanh Hóa và chuyển giao công nghệ cho tỉnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 108)