Nguyên nhân tồn tại và bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tới 1 Nguyên nhân tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 76)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIA

3. Nguyên nhân tồn tại và bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tới 1 Nguyên nhân tồn tạ

3.1. Nguyên nhân tồn tại

Công nghiệp Thanh Hóa còn gặp phải những tồn tại kể trên, nguyên nhân chính là do xuất phát điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh là ở tiềm lực về vốn thấp, trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu và năng lực quản lý không cao kéo dài nhiều năm từ bao cấp đến nay nhưng chậm được thực hiện giải pháp mạnh để thay thế.

Hoạt động khoa học công nghệ chủ yếu dựa và nguồn ngân sách Nhà nước là chính, chưa tạo được mối liên kết trong sản xuất và kinh doanh đủ mạnh để có thể thực hiện được các dự án đầu tư đổi mới công nghệ có tính tự chủ và đột phá do đó có cấu ngành công nghiệp chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất, yếu tố hiện đại trong các ngành công nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa tuy dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, trình độ một bộ phận cán bộ công chức và lãnh đạo còn yếu về năng lực. Lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo chiếm đa số. Hiện tượng dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có tay nghề, có trình độ kỹ thuật đã là hiện tượng phổ biến ở Thanh Hóa mà nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, số trường lớp và cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn chưa đáp ứng được cầu lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh; nhất là chưa có sự liên kết giữa các nhà đầu tư với các cơ sở đào tạo ở tỉnh.

Hoạt động quản lý nhà nước về công nghiệp và các lĩnh vực khác mới được kiện toàn lại theo cơ chế mới, vai trò của một số địa phương trong phát triển công nghiệp – TTCN còn yếu, kết quả là còn nhiều yếu kém trong quy hoạch, tổ chức thực hiện chưa tương xúng với yêu cầu phát triển và tiềm năng địa phương. Vai trò quản lý, giám sát, định hướng hỗ trợ của chính quyền tỉnh còn hạn chế nhất là trong khâu sản xuất, tiêu thụ. Riêng về giá cả nguyên liệu vẫn có quan niệm là theo cơ chế thị trường tự do đơn thuần, để tư thương điều khiển, hoàn toàn không có kiểm soát hay tác động của tỉnh đã gây khó khăn cho các cơ sở chế biến được giao quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín nguyên liệu địa phương. Mặt khác do tích lũy của dân cư trên địa bàn còn thấp nên đầu tư trong tỉnh vào sản xuất công nghiệp – TTCN chưa nhiều. Năng lực đầu tư, sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp còn yếu hoạt động chủ yếu bằng vốn vay.

Một số cơ chế chính sách của Nhà nước, của tỉnh còn thiếu đồng bộ; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp đôi khi khó thực hiện nhất là trong lĩnh vực đất đai, quy trình thủ tục đầu tư...

Nhằm thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp và CDCCNCN tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới 2011 – 2020 cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, khắc phục những hạn chế và yếu kém trong những năm qua thì bài học kinh nghiệm cho tỉnh trước hết là cần nâng cao chất lượng các quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trong đó đặc biệt chú ý tới các quy hoạch vùng nguyên liệu ở địa phương để khai thác tối đa lợi thế về nguyên liệu trên địa bàn cho phát triển công nghiệp. Thực hiện xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể dài hạn các ngành, quy hoạch xây dựng từng cơ sở sản xuất kinh doanh đồng thời gắn chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành trong nội bộ ngành công nghiệp với chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường của các doanh nghiệp thuộc ngành. Nó phải được thực hiện trên cơ sở coi trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường và dự đoán sự thay đổi của thị trường; dự báo tiến bộ khoa học công nghệ của từng ngành và tác động của nó để có những bước đi phù hợp với nhu cầu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Gắn kết phát triển công nghiệp của tỉnh với bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững.

Tỉnh cần rút kinh nghiệm trong điều hành quản lý Nhà nước, nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, rõ ràng hơn, từ đó thu hút, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh. Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa không chỉ nên yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chủ động nắm bắt thông tin, phân tích tình hình và dự báo chính xác những nhân tố tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất khẩu, việc làm và đời sống nhân dân mà còn thường xuyên theo dõi để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắt về quy hoạch, thủ tục hành chính, về vốn, thị trường, điện, đất đai từ đó đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; thực hiện đổi mới cơ chế xác định, điều chỉnh giá vật liệu theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà đầu tư, kiên quyết thay chủ đầu tư, điều chuyển vốn đối với các dự án triển khai chậm, không có khả năng giải ngân hết vốn, không đáp ứng yêu cầu về chất lượng để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư trong thời giai tới.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật mới, hoàn thiện quản lý, triệt để tiết kiệm để hạ giá thành, phí lưu thông, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên địa bàn. Nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành công nghiệp tiềm năng để tiến tới làm chủ về công nghệ, một nhân tố hướng tới nền kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w