Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ (vùng kinh tế)

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 64)

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 –

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh giai đọan 2000 – 2009.

2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ (vùng kinh tế)

vai trò của mình trong hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh. Giá trị gia tăng đạt tốc độ 16,6%/năm giai đoạn 2001 – 2005 và 14,3%/năm giai đoạn 2006 – 2010; nâng tỷ trọng từ 36,8% năm 2000 lên 48,5% năm 2005 và 57,6% năm 2008. Trong năm 2009, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân của cả nước, đạt giá trị hơn 64.000 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 47% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trong cả tỉnh. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị này tăng tới 15,3%, mức tăng trưởng bình quân mỗi năm của sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Thanh Hoá đạt 2,3%, đây được coi là một lực lượng rất quan trọng trong việc đóng góp vào ngân sách Nhà nước của địa phương. Riêng trong năm 2009, lực lượng sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của Thanh Hoá đã đóng vào ngân sách Nhà nước trên 340 tỷ đồng (Báo cáo của ngành công thương). Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của khu vực này vẫn là quy mô doanh ngiệp còn nhỏ do đây là khu vực tập trung hầu hết các doanh nghiệp nhỏ với kỹ thuật còn thủ công lạc hậu do đó để duy trì tốc đọ tăng trưởng bền vững và lâu dài như hiện nay yêu cầu cấp thiết là các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới kỹ thuật công nghiệp trong giai đoạn tới.

Chính nhờ có sự đổi mới cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế mà tỉnh đã huy động được nguồn vốn, chất xám, công nghệ không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước cho sự phát triển của nền công nghiệp theo hướng hiện đại.

2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ (vùng kinh tế) kinh tế)

Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ đang có sự điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn về kinh tế, xã hội, môi trường. Mỗi khu vực kinh tế phát triển công nghiệp dựa trên những lợi thế riêng của mình tuy nhiên bố trí sản xuất công nghiệp theo ba vùng kinh tế còn không đồng đều.

Chỉ tiêu 2005 2001 - 2005 2009 2006 – 2010

Khu vực ven biển

Tỷ trọng (%) 24,83 26,57

Tăng trưởng (%/năm) 31,8 22 – 23

Khu vực đồng bằng

Tỷ trọng (%) 67,76 53,48

Tăng trưởng (%/năm) 20,9 18 – 19,5

Khu vực miền núi

Tăng trưởng (%/năm) 5,5 32 – 34

Nguồn: Sở công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Vùng ven biển có vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh, vùng đã chú trọng phát triển ngành nghề lĩnh vực kinh tế biển như ngành đóng sửa phương tiện vận tải, đánh bắt thủy sản sông, biển; ngành điện năng. Với thế mạnh về kết cấu hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông thủy, bộ, hệ thống cảng biển kinh tế vùng ven biển phát triển ngày càng đa dạng hơn trong những năm gần đây, bên cạnh các cơ sở công nghiệp vật liệu xây dựng còn có công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Vùng đồng bằng phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực dồi dào cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, tỉnh đã tập trung phát triển các ngành xi măng và vật liệu xây dựng; ngành chế biến thủy sản, thực phẩm; nhóm ngành cơ khí, điện tử. Đặc biệt là phát triển các KCN tập trung, cụm công nghiệp – TTCN đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh với nhiều cơ sở công nghiệp mới được đầu tư đưa vào khai thác.

Vùng trung du – miền núi do có xuất phát điểm thấp, còn gặp nhiều khó khăn các mặt nên tập trung phát triển công nghiệp – TTCN chú trọng vào các ngành như dệt – may; ngành sơ chế - chế biến lâm sản và khai thác – chế biến khoáng sản. Vùng đã hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung như vùng mía đường Lam Sơn, sắn Bá Thước, luồng Lang Chánh, Quan Hóa. Sản xuất công nghiệp bước đầu phát triển, một số cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản được đưa vào hoạt động.

Hướng chung của sự điều chỉnh cơ cấu lãnh thổ công nghiệp là khu vực đồng bằng vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng tăng dần tỷ trọng công nghiệp ở khu vực ven biển và miền núi.

Bên cạnh đó, chủ trương tỉnh Thanh Hóa là thực hiện phát triển công nghiệp theo mô hình “cực tăng trưởng” nhằm tạo ra động lực đối với phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh. Đó là việc thực hiện phát triển các KCN làm yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng cao kết hợp với phát triển dự án vừa và nhỏ, sản xuất TTCN, làng nghề giải quyết các vấn đề xã hội tại các cụm công nghiệp, cụm làng nghề để hình thành cực tăng trưởng (Khu vực kinh tế động lực) kết nối với nhau bằng các tuyến lực công nghiệp chạy dọc theo các tuyến giao thông chính. Dựa trên chiến

lược này, hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa đã hình thành 5 KCN, và các cụm công nghiệp, tụ điểm công nghiệp, các cụm công nghiệp – TTCN, cụm làng nghề.

Khu công nghiệp tập trung Lễ Môn (Thành phố Thanh Hóa) cơ sở hạ tầng về cơ bản đã hoàn thiện, dịch vụ công nghiệp thuận tiện đảm bảo cung cấp cho các dự án lớn. Đến nay đã thu hút 25 doanh nghiệp trong nước và 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy mô KCN lên 87,6 ha.

Khu công nghiệp Đình Hương diện tích 28 ha, hiện đang làm thủ tục để nhập cụm công nghiệp Tây bắc ga vào KCN này

Khu công nghiệp Lam Sơn (Thọ Xuân) quy mô 150 ha, với 6 nhà máy hoạt động gồm nhà máy đường Lam sơn, nhà máy giấy Mục Sơn, nhà máy rượu, nhà máy phân vi sinh, nhà máy phân bón Sao Vàng và nhà máy cơ giới vận tải giao thông nông thôn.

Khu công nghiệp Bỉm Sơn (nằm ở phí Bắc của tỉnh) quy mô 200 ha. KCN có cơ sở hạ tầng thuận lợi, gần Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam với 3 nàh máy gồm nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy gạch tuynen, nhà máy bao bì và nhà máy lắp ráp ô tô công suất 25000 xe/năm.

Khu công nghiệp Nghi Sơn I xây dựng tại khu kinh tế Nghi Sơn, diện tích 150 ha.

Từ đó đã hình thành 4 “cực tăng trưởng” là nơi tích tụ 98,7% GTSX công nghiệp toàn tỉnh, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 18,5%, dự kiến đạt 25 – 30% giai đoạn 2006 – 2010 do đăc biệt có sự hình thành khu kinh tế Nghi Sơn tổng diện tích 18611 ha, trong đó có 3 KCN và nhiều công trình công nghiệp lớn như: Khu liên hợp lọc hóa dầu, Trung tâm nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy đóng tàu... Trong thời gian tới khu kinh tế này sẽ trở thành khu vực động lực thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế của tỉnh phát triển, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại và phát triển chiều sâu hơn. Đây cùng là hạt nhân của khu kinh tế động lực phía Nam. Sản xuất công nghiệp năm 2005 thực hiện 2451 tỷ đồng, chiếm 27,4% so với công nghiệp toàn tỉnh, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 35,5%/năm.

Khu KTĐL trung tâm bao gồm thành phố Thanh Hóa và 4 hyện lân cận hạt nhân là KCN Lễ Môn, sản xuất năm 2005 thực hiện 1978 tỷ đồng, chiếm 22,2% so với công nghiệp toàn tỉnh, tăng trưởng bình quân 23,3%/năm giai đoạn 2001 – 2005.

Khu KTĐL phía Bắc hạt nhân là KCN Bỉm Sơn tác động trực tiếp tới 4 huyện lân cận (Hà Trung, Nga Sơn, Thạch Thành, Hậu Lộc) sản xuất công nghiệp năm 2005 thực hiện 3230 tỷ đồng, chiếm trên 36,1% công nghiệp toàn tỉnh, tăng trưởng bình quân 12,3%/năm giai đoạn 2001 – 2005.

Khu KTĐL phía Tây hạt nhân là KCN Lam Sơn và thị trấn Lam Sơn – Sao Vàng sản xuất công nghiệp năm 2005 thực hiện 1152 tỷ đồng, chiếm 12,9% so với công nghiệp toàn tỉnh, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 9,2%/năm

Ngoài các KCN lớn, Thanh Hóa có khoảng 24 cụm công nghiệp vừa và nhỏ đang được chú ý, quan tâm đầu tư xây dựng của các cấp, các ngành nhằm phát triển công nghiệp – TTCN, làng nghề thực hiện bước đầu CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Công nghiệp nông thôn đã có bước phát triển tương đối trong giai đoạn 2001 – 2010, sản xuất công nghiệp – TTCN khu vực ngoài quốc doanh tăng 18,2%/năm; khu vực nông thôn tăng 17,6%/năm. Vùng đồng bằng tăng 15%/năm, vùng ven biển tăng 31,8%/năm, riêng miền núi tăng thấp đạt 2,25%/năm. Các ngành nghề thủ công truyền thống của tỉnh Thanh Hoá cũng được tiếp tục duy trì và phát triển mạnh, như nghề đúc đồng tại huyện Đông Sơn, nghề làm đá Núi Nhồi (tại các xã Đông Hưng, Đông Tân, huyện Đông Sơn) nghề làm chiếu cói (huyện Nga Sơn), nghề dệt lụa tại huyện Triệu Sơn, Đông Sơn, nghề đan lát và dệt thổ cẩm tại huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Quan Hoá... Các ngành nghề này đã hình thành một hệ thống các làng nghề, cụm làng nghề khá đa dạng của Thanh Hoá, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn và cũng là một nguồn đáng kể đóng góp vào ngân sách địa phương hàng năm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển ngành công nghiệp tại Thanh Hóa trong thời kì toàn cầu hóa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w