5. Kết cấu đề tài
2.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
2.2.1.1. Về giới tính và độ tuổi
Bảng 4: Mẫu điều tra theo giới tính
Giới tính Tần số Phần trăm hợp lệ (%)
Nữ 60 54,5%
Nam 50 45,5%
TỔNG 110 100,0%
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Qua bảng trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tỷ lệ khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng nếu so sánh về giới tính thì có sự chệnh lệch nhưng cũng không quá lớn. Trong số lượng khách hàng được điều tra thì tỷ lệ khách hàng nữ chiếm 54,5%, còn lại 45,5% khách hàng là nam. Điều này được giải thích, xã hội hiện nay giữa nam và nữ đang bình đẳng hóa nên ai cũng có thu nhập cho riêng mình và gửi tiết kiệm. Mặt khác, dù trong thời đại nào đi chăng nữa thì việc giữ tiền cũng như việc gửi tiền cho gia đình vẫn nghiêng về phụ nữ nhiều hơn để có kế hoạch chi tiêu trong cuộc sống sao cho phù hợp so với nam giới. Nhưng đặc điểm về mẫu điều tra bắt đầu có sự khác biệt nhất định thông qua thống kê về độ tuổi:
Dưới 30 tuổi 24 21,8%
Từ 30 tuổi đến 60 tuổi 58 52,7%
Trên 60 tuổi 28 25,5 %
TỔNG 110 100%
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Trong tổng số 110 khách hàng được điều tra thì có đến 58 khách hàng nằm trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi chiếm đến 52,7%, tiếp đến là trên 60 tuổi chiếm 25,5%, và sau cùng là dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ là 21,8%. Điều này cũng dễ giải thích, khi mà những khách hàng có độ tuổi trung niên từ 30 đến 60 tuổi là những người đã tích lũy được một số tài sản nhất định do đó họ tìm đến kênh gửi tiết kiệm như là một điều tất yếu trong các khoản mục đầu tư với tính chất khá an toàn. Còn độ tuổi trên 60, mặc dù cũng có tài sản tích lũy, tuy nhiên với độ tuổi này việc đến Ngân hàng để thực hiện giao dịch gặp không ít khó khăn, do đó có thể họ sẽ ủy quyền cho người thân đến để thực hiện giao dịch, cho nên tỷ lệ khách hàng trên 60 tuổi chiếm con số tương đối ít.
2.2.1.2. Về nghề nghiệp và thu nhập trung bình hàng tháng
Bảng 6: Mẫu điều tra theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Tần số Phần trăm hợp lệ (%)
Sinh viên / Học sinh 6 5,5%
Cán bộ - công nhân viên 51 46,4%
Kinh doanh/ Buôn bán 36 32,7%
Cán bộ hưu trí, nội trợ 17 15.5%
TỔNG 110 100,0%
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Xét về cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp thì tỷ lệ khách hàng được điều tra chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức và kinh doanh buôn bán chiếm khá cao, chiếm hơn 79% tổng thể nghiên cứu. Trong khi đó đối tượng nghỉ hưu, học sinh, sinh viên chỉ chiếm 31% còn lại. Đây là thông số phản ánh khá sát với thực tế hiện nay, khi mà các dịch vụ tại Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ gửi tiền tiết kiệm đòi hỏi khách hàng phải có một
khoản thu nhập nhất định, hoặc có công việc liên quan đến Ngân hàng. Trong khi đó, đối tượng nghỉ hưu hay sinh viên là những người có thu nhập không cao và không đồng đều, họ cũng phải trang trải chi phí cho sinh hoạt hằng ngày, do đó khả năng thực hiện dịch vụ hay gửi tiết kiệm tại Ngân hàng khá hạn chế.
Nhìn vào biểu đồ thống kê thu nhập hàng tháng ở bên dưới, ta dễ dàng nhận thấy thu nhập của khách hàng từ mức 3 đến 5 triệu đồng chiếm 61,8% khách hàng, trên 5 triệu cũng chiếm khá lớn 32,7%, riêng tỷ lệ khách hàng có thu nhập dưới 3 triệu đồng chỉ chiếm 5,5%, tương đương 6 khách hàng trong tổng số 110 khách hàng cho biết về mức thu nhập. Đây cũng là mức thu nhập phù hợp với tình hình kinh tế của thành phố Huế nói chung, đa phần khách hàng vẫn có mức thu nhập khác để có thể vừa chi phí cho cuộc sống, vừa có thể đầu tư vào các kênh khác nhau để kiếm lợi nhuận.Khách hàng có thu nhập dưới 3 triệu đồng đa số nằm trong đối tượng khách hàng đã nghỉ hưu hay sinh viên, lao động phổ thông …