Về mức độ tác động tiêu cực đến môi trường của quy hoạch

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cao bằng, rà soát, điều chỉnh đến năm 2025 (Trang 174 - 175)

Quá trình ĐMC đã tập trung nghiên cứu tác động của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng, rà soát, điều chỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Việc triển khai dự án đến năm 2020 sẽ gây nên các áp lực rất cao đối với trạng thái tài nguyên và môi trường tỉnh, nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường gia tăng, nhất đối với tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh, hoặc gây nên rất nhiều khó khăn trong việc quản lý CTR,ô nhiễm môi trường, nước, không khí do khai thác, chế biến khoáng sản, hoặc có thể gây nên các tác động phổ biến ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng tới đời sống sức khỏe của người dân.

- Sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là nguyên nhân chính và có tính lâu dài làm cho chất lượng môi trường Cao Bằng bị xuống cấp. Đặc biệt là ô nhiễm khí thải, nước thải.

- Đối với rác thải đang được quy hoạch chôn lấp, do đó các bãi chôn lấp hiện trạng hình thành tự phát, không phù hợp với các tiêu chí về lựa chọn địa điểm, khả năng gây ô nhiễm cao do nước rỉ rác chảy vào các nguồn nước sông suối đầu nguồn.

Các ngành, lĩnh vực có mức độ tác động xấu đối với môi trường được đánh giá là ở nguy cơ cao, bao gồm: phát triển công nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng; các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và xử lý CTR, phát triển đô thị, phát triển dịch vụ du lịch, phát triển chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, các nguy cơ tác động xấu này có thể kiểm soát chặt chẽ và xử lý triệt để, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

ĐMC đã cân nhắc và đưa ra định hướng và các giải pháp pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động xấu trong quá trình thực hiện. Có thể dự báo hiệu quả của các giải pháp này như sau:

- Bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản: chú trọng giải quyết các vấn đề về rác thải, khí thải và bảo tồn tài nguyên khoáng sản. Tổ chức trồng rừng bao quanh khu vực khai thác, quy hoạch hợp lý bãi thải đặc biệt là giảm ô nhiễm bụi, tiếng ồn từ khai trường và các tuyến đường vận chuyển khoáng sản. Ngăn ngừa các tai biến thiên nhiên nhiên như:đổ lở, trượt lở đất đá và xói mòn đất.

- Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển đô thị: ưu tiên giải quyết các vấn đề về tổ chức không gian lãnh thổ, giải quyết các vấn đề về cấp thoát nước đô thị, xử lý chất thải sinh hoạt. Hạn chế phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, di dời những cơ sở gây ô nhiễm.

173 - Bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp: chú trọng giải quyết các vấn đề môi trường của khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải tập trung; xử lý khí thải cục bộ tại từng nguồn phát thải. Cải thiện môi trường lao động, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động.

- Bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học: Nâng độ che phủ rừng của Cao Bằng, phấn đấu đạt trên 60% vào năm 2020, xây dựng quy hoạch vùng đệm các khu bảo tồn thiện nhiên, khu vực có độ đa dạng sinh học cao. Thực hiện lồng ghép, đánh giá các tác động môi trường khi xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế: Ưu tiên việc xử lý chất thải nguy hại, nước thải bệnh viện và thu gom rác thải sinh hoạt.

- Bảo vệ môi trường trong phát triển nông nghiệp, nông thôn: quy hoạch không gian sống cho vùng tập trung dân cư, khuyến khích các giải pháp xử lý chất thải mô hình hộ gia đình và cụm dân cư.

- Giảm thiểu, hạn chế các hậu quả do các rủi ro sự cố môi trường và thiên tai gây ra, đặc biệt lũ quét, xói lở sẽ giảm thiểu nếu lồng ghép các hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển du lịch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông với bảo vệ cảnh quan, địa hình và các lưu vực thoát nước mặt.

Ngoài ra, việc thực hiện nghiêm túc yêu cầu ĐTM đối với các dự án đầu tư cũng là giải pháp quan trọng làm giảm tác động xấu dến môi trường khi thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cao bằng, rà soát, điều chỉnh đến năm 2025 (Trang 174 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)