Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cao bằng, rà soát, điều chỉnh đến năm 2025 (Trang 39 - 40)

4. Tổ chức thực hiện ĐMC

2.2.3.Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên rừng: Diện tích đất có rừng chiếm 61,79% diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng mới đưa vào khoanh nuôi, trữ lượng thấp. Độ che phủ của rừng trên toàn tỉnh hiện nay đạt 52%. Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng trên 195.786,83 ha, chiếm 38,21% diện tích đất lâm nghiệp.

Trữ lượng rừng tự nhiên chiếm tới 96,1% tổng trữ lượng, rừng trồng chỉ chiếm 3,9% trữ lượng, điều đó chứng tỏ việc phát triển rừng trồng (rừng kinh tế) chậm, song công tác quản lý bảo vệ và khoanh nuôi rừng được thực hiện tốt.

Thực vật rừng: Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng cho thấy: Rừng tự nhiên núi đất tỉnh Cao Bằng thường phân bố ở nơi cao, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, rừng đã bị khai thác với cường độ cao làm cấu trúc rừng bị thay đổi, chất lượng rừng xấu, tổ thành loài cây đa phần thuộc nhóm gỗ từ nhóm IV đến nhóm VII; gỗ thuộc nhóm I, II, III còn rất ít.

38 Đặc trưng hệ thực vật rừng tỉnh Cao Bằng mang tính tập đoàn thực vật miền núi Đông Bắc, thuộc khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, với thảm thực vật rừng ẩm Á nhiệt đới và nhiệt đới, thường xanh, các hệ thực vật phong phú có giá trị cao về lâm sản và phòng hộ bảo vệ môi trường. Có nhiều loài cây quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như: Lim Xanh, Trai, Nghiến, Sến, Lát hoa, Đinh và một số loài đặc sản như: Dẻ Trùng Khánh, Trúc sào,...

Tài nguyên động vật rừng: Hệ động vật rừng tỉnh Cao Bằng nằm trong khu hệ động vật Đông Bắc và là nơi giao lưu của hệ động vật Tây Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa. Do vậy động vật rừng ở đây phong phú về thành phần loài như: Khỉ, Lợn rừng, Hươu, Nai, Nhím, Tê tê, Tắc kè, và nhiều loài chim cũng xuất hiện trên khu vực. Theo kết quả điều tra trong nhân dân, kết hợp với tài liệu điều tra động vật rừng của tỉnh Cao Bằng, xác định có khoảng 28 loài động vật; trong đó có 9 loài thú, trên 6 loài chim, trên 7 loài bò sát và trên 6 loài lưỡng cư.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cao bằng, rà soát, điều chỉnh đến năm 2025 (Trang 39 - 40)