Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cao bằng, rà soát, điều chỉnh đến năm 2025 (Trang 40 - 50)

4. Tổ chức thực hiện ĐMC

2.2.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

2.2.4.1. Hiện trạng môi trường nước

Tỉnh Cao Bằng có mật độ sông, suối 0,47 km/km2 với gần 1.200 sông, suối; tổng chiều dài 3.175 km thuộc 4 lưu vực sông lớn: sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng.

Hình 2.5. Bản đồ tài nguyên nước mặt tỉnh Cao Bằng

Dựa trên tài liệu đo đạc thủy văn, xây dựng bản đồ mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm và áp dụng QPTL C-6-77, tiềm năng nước mặt tỉnh Cao Bằng trung bình năm khoảng 10,5 tỷ m3, trong đó phần từ bên ngoài chảy vào là 5,4 tỷ (Trung Quốc chảy sang là 3,5 tỷ m3, sông Nho Quế chảy từ Hà Giang sang là 1,9 tỷ) và lượng, dòng chảy trên tỉnh Cao Bằng đạt 5,1 tỷ m3. Nếu chỉ tính lượng dòng chảy sinh ra trên tỉnh Cao Bằng thì với dân số tỉnh tính đến năm 2010 đạt 513.108 người, tổng lượng dòng chảy trên đầu người trung bình của tỉnh Cao Bằng đạt 9.921 m3/năm, thấp nhất là 5.908 m3/năm tại khu giữa sông Bằng và lớn nhất là 13.572 m3/năm tại khu thượng sông Gâm. Như vậy tỷ lệ

39 dòng chảy trên đầu người của tỉnh Cao Bằng thuộc loại cao, tuy nhiên, so với dòng chảy trung bình sản sinh trên nước ta vào khoảng 30 l/s.km2, lượng dòng chảy sinh ra trên các sông ở tỉnh Cao Bằng là khá thấp, có nơi nằm trong ngưỡng thiếu nước như khu vực sông Nho Quế.

a) Hiện trạng môi trường nước mặt

Theo chương trình quan trắc môi trường năm 2010, Trạm Quan trắc môi trường - Chi cục BVMT tỉnh Cao Bằng hàng năm tiến hành quan trắc 72 mẫu nước tại 13 huyện thị. Với Thông số quan trắc nước mặt, nước dưới đất: Độ đục, TSS, pH, độ cứng, COD, DO, BOD5, NO2-, NO3-, NH4+, SO42-, PO43-, CN-, Phenol, Pb, Zn, Mn, Fe, As, Hg, Coliform.

Qua kết quả quan trắc chất lượng nước năm 2010 cho thấy: Các chỉ tiêu môi trường nước mặt tại đầu nguồn các con sông đều đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2). Một số chỉ tiêu có chiều hướng tăng dần về phía hạ lưu các sông. Đặc biệt, kết quả quan trắc môi trường nước tại các đoạn sông chảy qua khu tập trung dân cư, cơ sở công nghiệp và nghiêm trọng nhất là các đoạn có khai thác khoáng sản trái phép có các chỉ tiêu: Độ đục, TSS, COD, PO43-, NH4+, NO2-, BOD5, Fe vượt QCVN. Kết quả quan trắc môi trường nước tại các suối, hồ cho thấy nồng độ các chất có nhiều thay đổi, một số chỉ tiêu đã vượt QCVN.

Nồng độ pH vượt 1,003 lần tại Sông Bằng Giang sau xí nghiệp luyện gang Km5 và vượt 1,007 lần tại suối ở cửa khẩu Sóc Giang; Nồng độ COD vượt QCVN của 15 điểm quan trắc tại khu vực thành phố, huyện Thạch An, huyện Nguyên Bình... cao nhất ở sông Hiến (30 mg/l vượt 2 lần); Nồng độ PO43- vượt QCVN của 12 điểm quan trắc tại khu vực thành phố, huyện Thạch An, Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Hà Quảng... cao nhất tại sông Bắc Vọng cửa khẩu Hùng Quốc thuộc huyện Trà Lĩnh vượt 12,84 lần; Nồng độ NH4+ vượt QCVN tại 4 điểm quan trắc, cao nhất tại Hồ Kẻ Hiệt huyện Hà Quảng vượt 2,9 lần; Nồng độ NO2- vượt QCVN tại 4 điểm quan trắc, cao nhất tại suối Vi Vọng huyện Quảng Uyên vượt 4,5 lần; Nồng độ BOD5 vượt QCVN tại 11 điểm quan trắc, tập trung ở khu vực thành phố Cao Bằng và huyện Nguyên Bình; Độ đục khá cao tại một số vị trí như: tại suối Quang Trọng, suối Nậm Cung, Sông Hiến… Nồng độ sắt vượt QCVN tại 02 điểm quan trắc trên suối Quang Trọng (vượt 3,23 lần) và suối Nậm Cung (vượt 1,96 lần).

a) Hiện trạng môi trường nước ngầm

Xét về mặt tài nguyên và chất lượng nước dưới đất tỉnh Cao Bằng đã được đánh giá khá đầy đủ về cả trữ lượng và chất lượng:

Cho đến nay, việc đánh giá nước dưới đất ở Cao Bằng đã được thực hiện thông qua các chương trình của Liên đoàn quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc; dự án Lập quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng; dự án Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất khu vực trung du, miền núi Bắc bộ - tỉnh Cao Bằng; các số liệu đo đạc, quan trắc của Chi cục BVMT tỉnh Cao Bằng.

40

Bảng 2.3. Đánh giá trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Cao Bằng

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng các loại hình nước từ siêu nhạt cho đến nước nhạt. Nước siêu nhạt có độ tổng khoáng hóa <0,2g/l chiếm khoảng 60%. Nước rất nhạt độ tổng khoáng hóa từ 0,2-0,5 g/l chiếm khoảng 35% diện tích nghiên cứu đa phần có mặt tại vùng Đông Bắc, trung tâm và rải rác ở phía Nam của tỉnh.

Hình 2.6. Bản đồ tiềm năng tài nguyên nước dưới đất tỉnh Cao Bằng

Về thành phần hóa học: Nước chứa bicarbonat calci có mặt ở hầu hết các tầng chứa nước vùng Cao Bằng, kéo dài từ đông sang tây, từ bắc đến nam. Nước chứa bicarbonnat magie chỉ tập chung phân bố thành diện nhỏ nằm ở phía tây bắc và trung tâm tỉnh.

Nước ngầm tại khu vực thành phố Cao Bằng: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mẫu nước giếng của Công ty Cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu, Công ty cổ phần xi măng và xây dựng công trình Cao Bằng thì tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép.

41

Bảng 2.4: Kết quả đo, phân tích tại Giếng nước UBND xã Hồng Định TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 09:2008/BTNMT

1 Độ đục NTU 11.2 - 2 TSS mg/l 10.14 - 3 pH - 7.8 5.5-8.5 4 Độ cứng mg/l 115.8 500 5 COD mg/l 11.47 4 6 DO mg/l 5.16 - 7 BOD5 mg/l 8.24 - 8 NO2- mg/l 0.004 1.0 9 NO3- mg/l 2.31 15 10 NH4+ mg/l 1.02 - 11 SO42- mg/l 7.43 400 12 PO43- mg/l 0.29 - 13 CN- mg/l KPH 0.01 14 Pb mg/l 0.008 0.01 15 Zn mg/l 0.03 3.0 16 Mn mg/l 0.01 0.5 17 Fe mg/l 0.04 5 18 As mg/l 0.021 0.05 19 Hg mg/l <0.0005 0.001 20 Coliform MPN/100ml 25 3

- Nhận xét: Các chỉ tiêu đo đạc, phân tích có chỉ tiêu Coliform, COD, vượt quá QCVN cho phép

các chỉ tiêu còn lạiđều nằm trong giới hạn QCVN cho phép.

- Ghi chú: KPH (Không phát hiện), QCVN ( Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia). - Ngày lấy mẫu: 11/6/09; ngày phân tích: từ ngày 11/6/09

Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường Cao Bằng

Nước ngầm tại các thị trấn: Tại các thị trấn như Nguyên Bình, Đông Khê, Tà Lùng, Hà Quảng, Nước Hai, Bảo Lạc, Bảo Lâm phần lớn nguồn nước dưới đất chưa bị ô nhiễm các chỉ tiêu đều thấp hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cụ thể là: NO3- dao động từ 1,1mg/l đến 1,45mg/l; NO2- dao động từ 0,02 mg/l đến 0,08mg/l; SO42- dao động từ 0,2 mg/l đến 0,45mg/l; Cl- dao động từ 4,15mg/l đến 7,15mg/l; TDS dao động từ 62mg/l đến 69mg/l. 2.2.4.2. Hiện trạng chất lượng không khí

Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn khá tốt, nguồn gây ô nhiễm không khí không nhiều, các thông số môi trường không khí cần quan tâm chủ yếu là bụi lơ lửng và nồng độ khí thải có nguồn gốc từ các hoạt động xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và một số khu vực tập trung các cơ sở công nghiệp. Theo số liệu quan trắc năm 2010 của Chi cục BVMT tỉnh Cao Bằng, chất lượng môi trường không khí tại các thị trấn: Xuân Hòa (huyện Hà Quảng), Nước Hai (huyện Hòa An), Đông Khê (huyện Thạch An), Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình), Trùng Khánh (huyện Trùng Khánh), Bảo Lạc (huyện Bảo Lạc), Bảo Lâm (huyện Bảo Lâm) được khảo sát còn tốt, các chỉ tiêu thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, cụ thể: tiếng ồn dao động từ 54dBA đến 59dBA; bụi lơ lửng dao động từ 0,05mg/m3 đến 0,22mg/m3; CO dao động từ 2,1mg/m3 đến 2,8mg/m3; SO2 dao động từ 0,0008mg/m3 đến 0,001mg/m3; NO2 dao động từ 0,0005 mg/m3 đến 0,0012mg/m3. Tuy nhiên chất lượng môi trường không khí tại thành phố Cao Bằng và các cơ sở sản xuất công nghiệp đang có nguy cơ suy giảm.

42 Theo số liệu quan trắc năm

2011 của Chi cục BVMT tỉnh Cao Bằng, nồng độ các khí CO, NO2 và SO2 đo được trong khu vực nội thị và ngoại vi thành phố đều nhỏ hơn giới hạn cho phép. Ngoại trừ nồng độ bụi lơ lửng ở tất cả các vị trí đều vượt từ 1,2 – 3,2 lần giá trị giới hạn

cho phép. Hình 2.7. Hiện trạng nồng độ bụi khu vực thành phố Cao Bằng năm 2011 Ký hiệu:KK1: Đầu cầu Gia Cung; KK2: Ngã tư Tam Trung; KK3 Chợ Thành phố Cao Bằng; KK4: Khách sạn Sông Bằng; KK5: Km5, Quốc lộ 3.

Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động xây dựng và giao thông vận tải trên địa bàn ngày một tăng nhanh nhưng chưa tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu vệ kỹ thuật như: xe vận tải cũ, kém chất lượng; ý thức BVMT của chủ phương tiện chưa cao; xe chở đất đá trên địa bàn thành phố quá tải không có bạt che chắn dẫn đến rơi vãi đất cát, vật liệu xây dựng trên đường phố… trong khi điều kiện nhân lực và trang thiết bị vệ sinh, xe chuyên dùng tưới nước rửa đường và kinh phí của địa phương cho việc vệ sinh môi trường đô thị còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Một số nguồn thải công nghiệp, TTCN với công nghệ sản xuất lạc hậu đóng trên địa bàn thành phố, xen kẽ trong các khu dân cư như nhà máy luyện gang thép, nhà máy xi măng… đang là những nguồn gây ô nhiễm môi truờng không khí, gây bức xúc trong nhân dân. Kết quả quan trắc hàm lượng bụi trong không khí khu vực thành phố Cao Bằng được trình bày trong Hình 2.7.

a) Môi trường không khí tại các thị trấn

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá ở các thị trấn tăng nhanh đã gây tác động xấu đến môi trường không khí. Nguyên nhân chính là do khí thải, bụi từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng trong khi cơ sở hạ tầng thấp kém, tính trạng xây dựng tràn lan không theo quy hoạch, tỷ lệ cây xanh thấp… Kết quả quan trắc hàm lượng bụi trong không khí tại các thị trấn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được trình bày ở Hình 2.6.

Kí hiệu : KK6: Thị trấn Hà Quảng; KK7: Thị trấn Nước Hai; KK8:Thị trấn Đông Khê; KK9: Thị trấn Nguyên Bình; KK10: Thị trấn Trùng Khánh; KK11: Thị trấn Bảo Lạc; KK12: Thị trấn Bảo Lâm.

Hình 2.8. Hiện trạng nồng độ bụi tại các thị trấn năm 2011

Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2010 tại các thị trấn cho thấy nồng độ của hầu hết các chất ô nhiễm đều nằm trong ngưỡng. Ngoại trừ hàm lượng bụi tại khu vực thị trấn Hà Quảng vượt 1,5 lần giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT.

43

b) Môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

Năm 2010, ngoài chỉ tiêu bụi lơ lửng cao hơn giới hạn QCVN, còn lại các chỉ tiêu môi trường không khí xung quanh các khu vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đều đạt QCVN 05:2009/BTNMT. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số khu vực công nghiệp được trình bày trong hình 2.7.

Kí hiệu: KK18: Lò luyện gang Km 5; KK19: KV cổng NM gạch Tuynen; KK20: KV sản xuất của NM gạch Tuynen; KK21: KV cổng Cty CP Khoáng sản và luyện kim CB (dự án sản xuất Fero mangan); KK22: KV sản xuất của Cty CP Khoáng sản và luyện kim CB; KK23: KV sản xuất của Xí nghiệp feroslic Tĩnh Túc; KK24: KV cổng của Xí nghiệp feroslic Tĩnh Túc.

Hình 2.9. Kết quả đo nồng độ bụi lơ lửng tại một số nhà máy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2010

c) Môi trường tiếng ồn

Cũng như bụi, tiếng ồn trong đô thị chủ yếu là tiếng ồn công nghiệp, xây dựng và giao thông. Qua kết quả đo 07 cơ sở nêu trên của Sở TNMT Cao Bằng năm 2010, thấy rằng tiếng ồn do các cơ sở gây ra đều nằm dưới giới hạn cho phép của QCVN hiện hành của Việt Nam hoặc cao hơn không đáng kể, cụ thể là khu vực lò nung tuynel – Công ty sản xuất vật liệu xây dựng có độ ồn là 80dB/75; Xí nghiệp luyện gang Km 5 thuộc Công ty CP Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng là 78dB/65.

2.2.4.3. Hiện trạng môi trường Đất

Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng cho thấy: ở Cao Bằng có 10 loại đất chính như sau:

Đất vàng đỏ trên đá phiến sét: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất 208.400 ha (chiếm tới 26,43% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Phân bố tập trung thành vùng rộng lớn ở huyện Hoà An, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, vùng thấp huyện Quảng Uyên và phía Nam huyện Trùng Khánh. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu sẽ có quá trình Glây hoá mạnh. Độ màu mỡ thuộc loại trung bình và khá. Do nền đá là phiến sét nên khả năng giữ nước tốt, phù hợp với cây lúa, hoa màu, cây lâu năm và cây ăn quả.

Đất nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích 18.273 ha, phân bố tập trung ở các huyện Phục Hoà, vùng cao Hà Quảng, một số xã ở huyện Trà Lĩnh, Hoà An, Thông Nông, Nguyên Bình... Nhìn chung đây là loại đất tốt, nhưng khô, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới thịt trung bình, mức độ bão hoà bazơ khá, đất ít chua, do nền đá vôi nứt nẻ nhiều nên độ thấm nước mạnh.

Đất vàng đỏ trên đá mắc ma bazơ trung tính: Diện tích 56.536 ha phân bố thành dải theo hướng Bắc Nam qua các xã thuộc Thị xã Cao Bằng và huyện Hoà An. Đất chứa

44 nhiều Fe, Mg khi gặp nóng ẩm dễ gây phong hóa, phần trên đỉnh dễ kết von. Thành phần cơ giới thuộc loại thịt nhẹ, pha cát, độ màu mỡ thuộc loại trung bình.

Đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ: Diện tích 24.188 ha, phân bố chủ yếu ở các đồi thấp thuộc vùng đá vôi, ở tầng đất mặt có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, kết cấu viên, tơi xốp, khả năng giữ nước kém. Độ màu mỡ thuộc loại trung bình.

Đất vàng trên đá mắc ma axit: Diện tích 74.263 ha, phân bố ở các xã Dân Chủ, Vĩnh Quang (Huyện Hoà An), vùng Phia Hoắc (Huyện Nguyên Bình). Lớp đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều sạn thạch anh, đất chua. Độ màu mỡ thuộc loại nghèo (mùn tơi xốp 1,69%).

Đất vàng nhạt trên cát: Diện tích 54.204 ha, phân bố ở xã Khâm Thành (huyện Trùng Khánh), xã Đề Thám (Thị xã Cao Bằng), xã Minh Long, Lý Quốc (huyện Hạ Lang)... Trên tầng đất mặt có màu xám, ẩm, thịt nhẹ, có nhiều sạn thạch anh. Đất chua (pH=4,1), nghèo dinh dưỡng (mùn tổng số 1,69%).

Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích 4.647 ha, phân bố ở xã Đề Thám (Thị xã Cao Bằng), xã Vĩnh Quang (huyện Hoà An), xã Mỹ Hưng, Tà Lùng (huyện Phục Hoà). Trên tầng đất mặt có thành phần cơ giới thịt nhẹ, có phản ứng chua (pH=4,5), hàm lượng mùn nghèo 1,7%.

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích 16.897 ha, loại đất này phân bố ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn tất cả các huyện trong tỉnh, đất hơi chua (pH=5,8).

Đất dốc tụ, thung lũng: Diện tích 13.666 ha, đất phân bố dọc theo các lưu vực sôngvà thung lũng đá vôi. Loại đất này hình thành do tích tụ của các sản phẩm từ trên cao đưa xuống, do vậy độ phì tương đối lớn.

Đất phù sa: Diện tích 5.313 ha, phân bố chủ yếu ở cánh đồng Hoà An. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến trung tính.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa nước chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu ở huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng; hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chưa cao do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không thuận lợi, khó áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong canh tác và sản xuất; nhiều nơi chỉ canh tác được 1 vụ lúa/1 năm.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cao bằng, rà soát, điều chỉnh đến năm 2025 (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)