Các ý kiến đóng góp chính

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cao bằng, rà soát, điều chỉnh đến năm 2025 (Trang 141 - 143)

4. Tổ chức thực hiện ĐMC

4.3. Các ý kiến đóng góp chính

Hầu hết các đóng góp của các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tập trung vào định hướng phát triển các ngành các lĩnh vực và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, nhằm cải thiện các vấn đề môi trường tại địa phương, cụ thể:

- Xét về cơ cấu dân số thành thị - nông thôn tỉnh Cao Bằng không có sự chuyển dịch lớn, dân số tại đô thị tăng chậm qua các năm (giai đoạn 2006-2011). Tuy nhiên, cũng cần chú ý đánh giá khả năng phát sinh nước thải, CTR và các giải pháp bảo vệ môi trường tại một số điểm tập trung dân số như thành phố Cao Bằng, huyện Trùng Khánh, huyện

140 Nguyên Bình, huyện Phục Hòa... Đây cũng là nơi có điều kiện thuận lợi cho tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các loại hình dịch vụ.

- Đánh giá các tác động của gia tăng dân số tạo sức ép tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp... làm diện tích rừng bị thu hẹp, tăng diện tích đất bạc màu, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.

- Xác định các giải pháp, cơ chế chính sách hạn chế dịch chuyển dân cư: Số người chuyển đi ngoài tỉnh nhiều hơn số người chuyển đến, luồng di cư này chủ yếu là lao động nông nghiệp vào các tỉnh phía Nam sinh sống, do điều kiện sống ở nông thôn vùng cao, vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn.

- Đánh giá các tác động môi trường khi lượng khách du lịch hàng năm tăng tỷ lệ thuận với một số tác động của kinh doanh lưu trú du lịch tới môi trường như: tiêu thụ tài nguyên, tạo chất thải, phát sinh tiếng ồn, phát thải nhiệt

- Đánh giá hiện trạng các tác động của phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh tới môi trường, có xét tới khả năng phát triển trong tương lai, tập trung vào 3 ngành lớn là ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và ngành sản xuất và phân phối điện nước.

- Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp khai khoáng, phát triển thủy điện nhỏ, xây dựng các đập chứa sẽ làm thay đổi dòng chảy, làm thay đổi hệ sinh thái và tiểm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, sự cố môi trường. Các khu vực khai thác khoáng sản tăng CTR, gia tăng lũ quét, sạt lở đất.

- Việc đầu tư các dự án xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ làm thu hẹp diện tích đất đai và diện tích rừng do quy hoạch và xây dựng các hồ chứa nước, thiết kế xây dựng đường dây dẫn điện cũng như các hạ tầng kỹ thuật phục vụ công trình; làm thay đổi hệ sinh thái dưới nước ở khu vực có công trình thuỷ điện (Hệ sinh thái sông sẽ phải nhường vị trí cho hệ sinh thái hồ tại khu vực hồ chứa nước); hạn chế các luồng di cư, bán di cư của các loài cá, làm thay đổi điều kiện sinh sản.

- Xem xét, lựa chọn địa điểm, công nghệ xử lý tại các bãi chôn lấp CTR, đảm bảo xử lý CTR hợp vệ sinh, khoảng cách ly đến nguồn nước tiếp nhận (sông, suối) sử dụng làm nguồn nước cấp vùng hạ lưu.

- Bổ sung thêm lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp từ việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất bảo vệ thực vật.

- Đánh giá việc xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường, hạ tầng giao thông phải giải phóng mặt bằng làm cho tài nguyên đất, rừng ngày càng bị thu hẹp, phá vỡ cảnh quan môi trường và làm suy giảm mức độ đa dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực.

141

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cao bằng, rà soát, điều chỉnh đến năm 2025 (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)