4. Tổ chức thực hiện ĐMC
3.2.1. Các phương án tăng trưởng đề xuất trong quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Cao
Cao Bằng
3.2.1.1. Phương án tăng trưởng
Trên cơ sở đà tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh thời gian qua, cân nhắc về khả năng tác động của các nhân tố cả nội lực và ngoại lực đến sự phát triển của mỗi ngành, Quy hoạch dự kiến ba phương án tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn Cao Bằng như sau:
Phương án I - Phương án tăng trưởng cao
Đây là phương án được tính toán trong điều kiện tình hình KTXH thuận lợi cho Cao Bằng, trong thời gian từ nay đến 2020, công nghiệp, TTCN trên địa bàn vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng. Dịch vụ phát triển theo hướng tăng cường các dịch vụ dân sinh và các ngành dịch vụ mới như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và du lịch; mở rộng các hoạt động thương mại và giao lưu hàng hoá. Phương án này được tóm tắt trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tăng trưởng GDP trên địa bàn Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2025 theo Phương án I
Chỉ tiêu
Giá trị tăng thêm
(tỷ đồng, giá 1994)
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (%) 2010 2015 2020 2025 01- 05 06- 10 11- 15 16- 20 21- 25 11- 20 1. Công nghiệp-xây dựng 672 1.351 2.837 5.462 14,2 16,1 15,0 16,0 14,0 15,5 2. Thương mại - Dịch vụ 1.607 3.677 8.063 16.934 16,2 15,7 18,0 17,0 16,0 17,5 3. Nông nghiệp 687 877 1.120 1.362 4,9 0,8 5,0 5,0 4,0 5,0 Tổng GDP trên địa bàn 2.966 5.905 12.019 23.758 10,8 11,0 14,8 15,3 14,6 15,0
Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP chung trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 là 14,8%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 15,3%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 là 15%/năm. Với trình độ phát triển kinh tế hiện tại của tỉnh và khả năng thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo phương án này là khá cao.
Phương án II - Tăng trưởng khá
Phương án được xác lập trong điều kiện các khu vực kinh tế phát triển tốt, việc thu hút và triển khai đầu tư các công trình trọng điểm diễn ra thuận lợi. Trong thời gian 10 năm tới, công nghiệp sẽ chủ yếu phát triển theo chiều rộng. Giai đoạn 2011- 2015, tăng trưởng GDP bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 13,8%/năm (cao hơn mức 11%/năm giai đoạn 2006 - 2010); giai đoạn 2016 - 2020 đạt tăng trưởng bình quân 14,2%/năm do ở giai đoạn này các dự án đầu tư lớn trên địa bàn (giao thông, du lịch) mới đi vào khai khác và tạo ra GDP; giai đoạn 2021-2025 sẽ là 13,4%/năm. Xem Bảng 3.3.
84
Bảng 3.3. Tăng trưởng GDP trên địa bàn Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2025 theo Phương án II
Chỉ tiêu
Giá trị tăng thêm
(tỷ đồng, giá 1994)
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (%) 2010 2015 2020 2025 01- 05 06- 10 11- 15 16- 20 21- 25 11- 20 1. Công nghiệp-xây dựng 672 1.265 2.544 4.483 14,2 16,1 13,5 15,0 12,0 14,2 2. Thương mại - Dịch vụ 1.607 3.524 7.402 14.888 16,2 15,7 17,0 16,0 15,0 16,5 3. Nông nghiệp 687 877 1.067 1.299 4,9 0,8 5,0 4,0 4,0 4,5 Tổng GDP trên địa bàn 2.966 5.666 11.013 20.670 10,8 11,0 13,8 14,2 13,4 14,0
Thời kỳ quy hoạch đến 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thương mại - du lịch - dịch vụ sẽ duy trì ở mức cao do tiềm năng du lịch của tỉnh là rất lớn. Doanh thu từ du lịch tăng nhanh là nhờ giao thông được nâng cấp và mức sống chung của người dân trong nước được nâng cao và do điểm xuất phát ngành này ban đầu của tỉnh còn rất thấp; ngành công nghiệp phát triển ở mức 13-15%/năm, trong khi ngành nông nghiệp sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định ở mức 4-5%/năm.
Phương án III – tăng trưởng thấp
Được tính toán trong điều kiện phát triển kinh tế phát triển khó khăn. Trong thời gian 10 năm tới, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn sẽ tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ thấp hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chậm. Theo đó, giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân toàn tỉnh là 12,6%/năm, dù vậy vẫn cao hơn so với giai đoạn 2006 – 2010. Nhưng nếu so với mục tiêu thu hẹp khoảng cách thu nhập với mức bình quân chung cả nước thì phương án này là thấp. Phương án này được xây dựng với giả thiết các tác động từ phía bên ngoài không được như dự báo, tốc độ thấp hơn so với hai phương án trước. Chi tiết được phản ánh trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tăng trưởng GDP trên địa bàn Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2025 theo Phương án III
Chỉ tiêu
Giá trị tăng thêm
(tỷ đồng, giá 1994)
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (%) 2010 2015 2020 2025 01- 05 06- 10 11- 15 16- 20 21- 25 11- 20 1. Công nghiệp-xây dựng 672 1.183 2.279 3.840 14,2 16,1 12,0 14,0 11,0 13,0 2. Thương mại - Dịch vụ 1.607 3.233 6.503 12.521 16,2 15,7 15,0 15,0 14,0 15,0 3. Nông nghiệp 687 836 970 1.124 4,9 0,8 4,0 3,0 3,0 3,5 Tổng GDP trên địa bàn 2.966 5.253 9.751 17.484 10,8 11,0 12,1 13,2 12,4 12,6
Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các ngành CNXD; và dịch vụ bình quân năm cho cả giai đoạn 2011 - 2020 lần lượt là: 12% và 15%/năm (thấp hơn giai đoạn 2006 - 2010).
85 Riêng ngành nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, phát triển chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng khoảng 3%/năm.
Lựa chọn phương án tăng trưởng
Trong ba phương án tăng trưởng kinh tế kể trên, phương án II có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 14% là phù hợp hơn cả và được sử dụng để xác định các mục tiêu khác, vì:
So với các tỉnh khác vùng TDMNPB, Cao Bằng có ít lợi thế trong phát triển nhưng đây là phương án giúp đảm bảo yêu cầu thu hẹp mức chênh lệch GDP/người của Cao Bằng so với cả nước và vùng núi phía Bắc, từng bước vượt lên mức thu nhập bình quân đầu người chung của vùng TDMNPB vào năm 2020;
Thể hiện được quyết tâm, nguyện vọng của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhân dân các dân tộc và dựa trên cơ sở thực tế của tỉnh về điều kiện tài nguyên, yêu cầu phát triển mạnh nguồn nhân lực cùng các sản phẩm chủ lực của nền kinh tế;
Phương án có tốc độ tăng trưởng dịch vụ khá cao, phù hợp với tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn tới và bảo đảm tăng trưởng đột phá cùng với hoạt động công nghiệp địa phương. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tương đối hợp lý;
Phương án này có khả năng thực thi vì dựa trên các chương trình/dự án ưu tiên được lựa chọn về xây dựng CSHT, sản xuất công nghiệp, phát triển dịch vụ và sản xuất nông lâm nghiệp.
3.2.2. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất
Để đánh giá so sánh các phương án phát triển trong quy hoạch KTXH tỉnh Cao Bằng đề xuất
86
Bảng 3.5. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển KTXH tỉnh Cao Bằng theo các kịch bản đề suất, sử dụng mô hình SWOT
Phương án 1 Phương án 2 - Phương án chọn Phương án 3 Điểm mạnh
Điều kiện tình hình KTXH thuận lợi cho Cao Bằng:
Kinh tế cả nước phát triển theo đúng Chiến lược đã đề ra, có những tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc.
Nguồn vốn đầu tư vào các khu, CCN, các dự án du lịch diễn ra thuận lợi, đặc biệt là các dự án lớn phát triển hạ tầng.
Đến 2020, công nghiệp, TTCN chủ yếu phát triển theo chiều rộng. Dịch vụ phát triển theo hướng tăng cường các dịch vụ dân sinh và các ngành dịch vụ mới như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và du lịch; mở rộng các hoạt động thương mại và giao lưu hàng hoá.
Điều kiện các khu vực kinh tế phát triển tốt, việc thu hút và triển khai đầu tư các công trình trọng điểm diễn ra thuận lợi. 10 năm tới, công nghiệp sẽ chủ yếu phát triển theo chiều rộng. Giai đoạn 2011- 2015, tăng trưởng GDP bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 13,8%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt tăng trưởng bình quân 14,2%/năm do ở giai đoạn này các dự án đầu tư lớn trên địa bàn (giao thông, du lịch) mới đi vào khai khác và tạo ra GDP; giai đoạn 2021-2025 sẽ là 13,4%/năm.
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thương mại - du lịch - dịch vụ sẽ duy trì ở mức cao do tiềm năng du lịch của tỉnh là rất lớn. Doanh thu từ du lịch tăng nhanh là nhờ giao thông được nâng cấp và mức sống chung của người dân trong nước được nâng cao và do điểm xuất phát ngành này ban đầu của tỉnh còn rất thấp;
Công nghiệp phát triển ở mức 13-15%/năm.
Nông nghiệp sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định ở mức 4- 5%/năm.
Điều kiện phát triển KTXH khó khăn:
10 năm tới, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn sẽ tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ thấp hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chậm. Giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân toàn tỉnh là 12,6%/năm, cao hơn so với giai đoạn 2006 – 2010. Nhưng nếu so với mục tiêu thu hẹp khoảng cách thu nhập với mức bình quân chung cả nước thì phương án này là thấp.
87
Phát triển nóng các các khu, CCN, các dự án du lịch, hệ thống đô thị tập trung sẽ gây áp lực đối với chất lượng môi trường, đặc biệt là môi hệ sinh thái, chất lượng nước, CTR…
Chưa đánh giá đúng mức tỷ trọng nông nghiệp sẽ gây khó khăn trong định hướng phát triển nông nghiệp.
Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông sẽ làm gia tăng các chất ô nhiễm không khí, hệ sinh thái cảnh quan Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản.... Tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, tuy nhiên phát triển du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Với mức tăng trưởng ngành nông nghiệp ổn định 4- 5%/năm.khi phát triển các KCN, đô thị trong vùng.
Khó khăn trong việc chuyển đổi ngành nghề và việc sử dụng nguồn nhân lực có trình độ do tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm.
Chưa đánh giá đúng mức tỷ trọng các ngành kinh tế, gây khó khăn trong định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế động lực.
Nguy cơ gia tăng các tác động tới chất lượng môi trường do các hoạt động khai khoáng, phát triển công nghiệp và đô thị như hiện nay.
Không tập trung nguồn vốn cho vấn đề xử lý môi trường cao hơn.
Cơ hội
Với phương án phát triển như trên, tỉnh Cao Bằng sẽ được nhận nhiều hơn sự ưu đãi về chính sách, về vốn cho sự phát triển từ phía chính phủ và nhà nước, đặc biệt là sự đầu tư tăng cường cho kết cấu hạ tầng và xử lý môi trường.
Là cơ hội thúc đẩy việc hình thành các vùng nông nghiệp công nghệ cao, tạo thương hiệu nổi tiếng.
Tạo điều kiện thuận lợi trong cải thiện cơ hội việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống và các điều kiện về môi trường.
Tập trung đầu tư, phát triển hệ thống giao thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống đô thị, các ngành, các lĩnh vực phát triển.
An ninh lương thực được đảm bảo, giảm tỷ lệ đói nghèo các huyện miền núi.
Nguồn vốn tập trung cho vấn đề xử lý môi trường cao hơn.
Khả năng bảo tồn hệ sinh thái đa dạng sinh học cao do ít chịu tác động của các hoạt động phát triển.
88
Sự phát triển đô thị, công nghiệp dọc tuyến giao thông, không kiểm soát sẽ làm mất dần cảnh quan, không gian hiện hữu, gia tăng áp lực môi trường.
Áp lực gia tăng chất thải lớn do phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ du lịch.
Phát triển nông nghiệp mang lại một hứa hẹn lớn đối với tăng trưởng, giảm nghèo và các dịch vụ môi trường. Song hiện thực hóa điều này đòi hỏi sự thay đổi lớn về chính sách của tỉnh, cũng như sự hỗ trợ chủa chính phủ.
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tốc độ phát triển nhanh tập trung vào các khu vực đô thị trung tâm sẽ đẩy mạnh quá trình phân hóa giàu, nghèo giữa đô thị - nông thôn.
Hiện tượng di cư từ vùng nông thôn lên thành thị gia tăng, khiến mật độ dân cư tập trung cao tại các đô thị, điều này sẽ gia tăng áp lực về mặt môi trường.
Khó khăn trong giải quyết việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống và các điều kiện về môi trường khu vực đô thị, nông thôn.
Hệ thống hạ tầng giao thông chưa tập trung đầu tư dẫn đến các đô thị quy mô nhỏ, khó khăn trong quản lý, xử lý môi trường.
89
Các yêu cầu đặt ra trong rà soát, điều chỉnh quy hoạch so với quy hoạch cũ năm 2006
Mối liên kết vùng và liên vùng, nhất là với vùng Đông Bắc và Trung Quốc sẽ có những tác động nhiều chiều, tương hỗ trong các hoạt động KTXH, giúp cho tỉnh Cao Bằng phát huy lợi thế để liên kết phát triển trong 10 năm tới.
Trong tương lai, khi đường Hồ Chí Minh, QL4A, QL3, tỉnh lộ 205, 206, 208… cùng hai tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội và Vân Nam – Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng đi vào hoạt động, cùng với việc tuyến hành lang mới Trùng Khánh, Tứ Xuyên – Quý Châu – Bách Sắc (Quảng Tây) – Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Hà Nội – ASEAN được chính thức phê duyệt thì cường độ giao thương hàng hóa và du lịch sẽ tăng mạnh, là động lực lớn làm bật dậy khả năng liên kết kinh tế của cả vùng Đông Bắc nói chung và Cao Bằng nói riêng.
Cao Bằng là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, nhưng trữ lượng không lớn và phân bố rải rác ở nhiều vùng địa hình phức tạp, cho phép phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng ở qui mô vừa và nhỏ.
Mối liên kết đào tạo nghề có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu lao động trong vùng và liên vùng sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Cao Bằng dần dần được cải thiện.
Hình 3.1. Sơ đồ phân vùng theo Quy hoạch KTXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006-2020
Cao Bằng, tỉnh cũng đã có nhiều thuận lợi để phát triển KTCK như có đường biên giới giáp Trung Quốc dài nhất (333 km), có ba cửa khẩu chính và có rất nhiều cửa khẩu phụ và lối mở mà nhân dân hai nước đang buôn bán qua đường tiểu ngạch.
90 Cảnh quan phong phú, có nhiều vùng tiểu khí hậu đa dạng và một nền văn hóa đậm bản sắc, nhiều di tích lịch sử độc đáo (đặc biệt là nơi cội nguồn của cách mạng), tỉnh cũng có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch độc đáo như du lịch lịch sử, du lịch hang động, khám phá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, sinh thái, tâm linh, mua sắm...