4. Tổ chức thực hiện ĐMC
3.2.3. Khuyến nghị về điều chỉnh, bổ sung và lựa chọn phương án phát triển dựa trên
trên quan điểm về bảo vệ môi trường
Xét trên quan điểm phát triển bền vững, đứng trên góc độ bảo vệ môi trường, tổ công tác thực hiện ĐMC kiến nghị sử dụng Phương án chọn (như đã trình bày ở trên) với các lý do sau:
- Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các mục tiêu xã hội và quốc phòng an ninh, môi trường sinh thái theo phương án quy hoạch đề xuất, việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng hài hòa giữa ba khối, chú trọng thực hiện CNH-HĐH, dịch vụ và CNH nông nghiệp, nông thôn sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm, lao động và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm đưa Cao Bằng từng bước trở thành tỉnh có cơ cấu sản xuất CNXD, TMDV và nông nghiệp tương đối hiện đại vào năm 2020. - Chuyển dịch nhanh cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
trong cơ cấu GDP trên địa bàn tỉnh: Dịch vụ tăng từ 41,3% năm 2010 lên trên 45% vào năm 2015, gần 47% năm 2020 và khoảng 50% năm 2025. Trong khi đó, tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục giảm mạnh, từ gần 30% hiện nay xuống còn trên 24% năm 2015, 20% năm 2020 và dưới 17% năm 2025 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Cao Bằng giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm, lao động và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
- Định hướng khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng để nâng giá trị đóng góp của ngành lâm nghiệp lên khoảng 3-3,5% trong tổng GDP vào cuối kỳ quy hoạch. Đến năm 2020, độ che phủ rừng của tỉnh Cao Bằng, phấn đấu đạt trên 60%, diện tích rừng trồng mới là 34.321 ha, trong đó: rừng phòng hộ, đặc dụng 4.974 ha; rừng sản xuất: 29.347 ha. Do đó, giúp tăng khả năng tuần hoàn nguồn nước, cải tạo chất lượng môi trường, hạn chế các rủi ro môi trường như sói mòn,lũ lụt, trượt lở đất…
- Cao Bằng là tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, hầu hết các điểm khai thác khoáng sản nằm gần các sông, suối, do đó đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm lớn đến môi trường nước mặt, khu vực bị ảnh hưởng mang liên vùng, liên tỉnh, do đó trong thời gian tới cần lồng ghép đánh giá các tác động môi trường đối với quy hoạch ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đảm bảo kiểm soát nguồn gây ô nhiễm trên.
- Việc phát triển các KCN hiện tại (KCN Đề Thám, KCN Chu Trinh) đã không còn phù hợp với điều kiện KTXH của tỉnh. Như vậy, trong thời gian tới, cần định hướng ưu tiên phát triển các CCN, theo đó dự kiến đến năm 2020, tỉnh Cao Bằng có 7 CCN với diện tích khoảng 224 ha, với diện tích các CCN phân tán, khả năng kiểm soát các
91 nguồn ô nhiễm và nguồn vốn đầu tư tập trung cho hệ thống xử lý môi trường tại các CCN là trở ngại lớn đối với định hướng phát triển của tỉnh.
- Quy hoạch định hướng tiếp tục rà soát và thực hiện 16 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất đạt 87,7 MW đang trong tình trạng dở dang, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần đánh giá kỹ các tác động của việc phát triển các thủy điện đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học, tác động làm thay đổi dòng chảy, lưu lượng nước các sông. Hệ thống thủy điện gây tác động đến di cư và cư trú của các loài thủy sinh. Việc xây dựng thủy điện sẽ là nguy cơ gia tăng nguy cơ xói lở lòng và bờ sông. Khi mùa mưa đến các thủy điện xả lũ không có kế hoạch và điều tiết thống nhất gây rủi ro lớn cho vùng hạ lưu.
- Việc giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp từ gần 30% hiện nay xuống còn trên 24% năm 2015, 20% năm 2020 và dưới 17% năm 2025 sẽ thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp, cơ cấu sản phẩm chủ lực là các sản phẩm đặc sản có quy mô giá trị lớn trên một đơn vị diện tích, hình thành các vùng trồng cây công nghiệp hàng năm tạo sức cạnh tranh như cây thuốc lá, mía đường, cây đậu tương, cây ăn quả… và có khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường.