4. Tổ chức thực hiện ĐMC
5.1.1. Những đề xuất, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch của nhóm chuyên gia/cơ quan tư
vấn thực hiện ĐMC và của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn
Nhìn chung, theo dự án việc quy hoạch, tổ chức phát triển cho các vùng là khá hợp lý, đã phát huy được các lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của từng khu vực. Tuy nhiên để phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường thì cần lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường vào các dự án, tiểu dự án và các ngành sẽ giúp tạo điều kiện cho quá trình thực hiện dự án có hiệu quả lâu dài, đảm bảo chi tiêu môi trường hướng tới giải pháp phát triển bền vững trong tương lai. Trong đó cần chú ý các vấn đề sau:
1) Tiểu vùng giữa (vùng I) được xác định là vùng trung tâm phát triển của tỉnh bao gồm
thành phố Cao Bằng và các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Hà Quảng:
- Phát triển đô thị, trung tâm hành chính, văn hóa của tỉnh gắn liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ, trong đó quan tâm đến công nghiệp sạch. Phát triển các KCN, CCN cần có chính sách hợp lý bảo vệ môi trường.
- Hình thành du lịch bao gồm du lịch lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh với việc phát triển các tuyến du lịch dài bắt nguồn từ thành phố Cao Bằng. Kết hợp với các tuyến du lịch là phát triển mạng lưới CSHT dịch vụ du lịch.
- Phát triển nông nghiệp, bao gồm chủ yếu nông nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng cao, nông nghiệp sạch (trồng lúa, rau màu, hoa) để cung cấp cho tiêu dùng nội địa.
2) Tiểu vùng phía Đông (vùng II), bao gồm các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang,
Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch An
- Với đặc trung nêu trên, vùng II được xác định là vùng có nhiều tiềm năng phát triển với đặc trưng là KTCK, thương mai dịch vụ và công nghiệp chế biến nông sản..
- Phát triển trang trại nông lâm nghiệp có quy mô phù hợp với trình độ quản lý và thế mạnh của từng địa bàn. Phát triển du lịch sinh thái cần kết hợp với yếu tố bảo vệ môi trường.
3) Tiểu vùng phía Tây (tiểu vùng III), bao gồm các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc Thông
Nông khi quy hoạch phát triển đã chú ý đến bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của vùng như:
144 - Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp thủy điện nhỏ đã đặt trọng tâm trong việc giám sát, quản lý chặt chẽ không để tình trạng xâm lấn, phá rừng diễn ra.
- Bổ sung nội dung chuyển đổi các diện tích đất nông nghiệp, đất lúa và cây màu tại các khu vực đất dốc sang diện tích đất lâm nghiệp để tăng diện tích rừng sẽ góp phần hiệu quả giảm nhẹ thiên tai, sói mòn đất cũng như các rủi ro môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh.
- Cải tạo, phát triển hệ thống thủy điện trong vùng đã cân nhắc các tác động đến hệ sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, và các tác động gây suy giảm lượng nước tầng mặt, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
- Phát triển du lịch sinh thái đã lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường, chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số; xóa bỏ những tập tục lạc hậu trong trong sản xuất và đời sống xã hội.