Đổi mới bộ máy quản lý NSNN đi đôi với nâng cao năng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đổi mới chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Đổi mới bộ máy quản lý NSNN đi đôi với nâng cao năng

cán bộ quản lý NSNN

* Tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý NSNN:

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển hệ thống tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực trong quản lý NSNN ở các cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước và kế toán các đơn vị dự toán các cấp theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả, tạo ra mối quan hệ ăn khớp giữa các cơ quan này, bảo đảm NSNN thực sự là một công cụ quan trọng của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế.

- Bộ máy quản lý NSNN vừa là chuyên ngành và đa ngành, một mặt cần quy định trách nhiệm, quyền hạn trong hệ thống dọc cơ cấu bộ máy; mặt khác cần quy định quan hệ phối hợp trong quan hệ ngang với mục tiêu chung là quản lý có hiệu quả NSNN.

Đổi mới các thủ tục trên cơ sở cải cách thủ tục hành chính bao gồm quy chế, phong cách và phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng và hiệu quả

quyết định quản lý. Đồng thời, xây dựng, bố trí đội ngũ viên chức nhà nước có phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiẹm, kiên quyết chống tham nhũng sách nhiễu và loại trừ các phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi bộ máy quản lý NSNN.

Bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho bộ máy quản lý NSNN hoạt động.

Tỉnh cần trang bị đồng bộ thiết bị tin học đối với bộ máy quản lý NSNN các cấp và các đơn vị thụ hưởng NS để thực hiện tin học hóa trong quản lý hệ thống NSNN, đảm bảo hệ thống thông tin nhanh nhậy, kịp thời, hệ thống dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các quyết định về xử lý và điều hành một cách đúng đắn và thông suốt. Đó cũng là điều kiện hợp lý hóa các khâu, giảm bớt các thủ tục phiền hà trong quản lý.

* Nâng cao năng lực trình độ của các cán bộ quản lý NSNN:

Một người cán bộ muốn hoàn thành tốt công việc được Đảng và nhân dân giao phó phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp, trung thực và hiểu biết về công tác được giao và phải có sức khoe tốt đó cũng là tiêu chuẩn tối thiểu của ngươì cán bộ nói chung. Đối với cán bộ quản lý tài chính ngân sách-là người chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiên đừơng lối chính sách của Đảng và nhà nước trong ngành và của địa phương mình thì những tiêu chuẩn đó ngày càng được chú trọng nâng lên thành bản lĩnh của mình. Nghĩa là:

- Về phẩm chất đạo đức:

+ Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, luôn quán triệt và chấp hành mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

+ Cán bộ quản lý NSNN phải là người trung thực với chính bản thân và với cấp trên. Có như vậy mới hạn chế được tệ tham ô, nhũng nhiều trong thực thi công vụ.

+ Có tinh thần trách nhiệm trong công viẹc được giao từ khâu lập dự toán NS đến chấp hành NS và quyết toán NSNN

+ Có lối sống giản dị trong sáng, lành mạnh - Về năng lực chuyên môn:

+ Phải hiểu biết sâu sắc công việc quản lý tài chính ngân sách, nắm vững trình độ chuyên môn của cán bộ dưới quyền, có kiến thức về kinh tế thị trường và kiến thức chuyên ngành khác có liên quan.

+ Có tinh thần phối hợp nhiệm vụ với các ngành có liên quan để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

+ Có năng lực tổ chức triển khai công việc: Biết và hiểu công việc thấu đáo phân giao nhiệm vụ một cách khoa học, sủ dụng đúng người, đúng việc, xây dựng mối quan hệ đúng đắn trong nội bộ, gương mẫu tôn trọng và giữ nghiêm kỷ luật.

Xuất phát từ tiêu chuẩn trên đòi hỏi việc lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ ngành tài chính nói chung và quản lý NS nói giêng phải:

- Đủ trình độ chuyên môn hóa theo ngành nghê, bám sát đặc điểm ngành nghề đồng thời có quan điểm toàn diện.

- Nâng cao trình độ tổng hợp toàn diện của người cán bộ tài chính, rèn luyện phẩm chất chính trị, bản lĩnh đấu tranh cách mang, dám đấu tranh giữ vững chính sách và cơ chế quản lý tài chính đảm bảo cho thể chế tài chính của Nhà nước được chấp hành nghiêm túc.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính có năng lực phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, thật sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư, không tham ô, tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật gần gũi với quần chúng.

- Đào tạo gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh công chức, viên chức ngành tài chính, từng bước nâng cao chất lượng cán bộ cả về phẩm chất đạo đức, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với đòi hỏi của tình hình mới.

Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo cán bộ tài chính-kế toán trong toàn ngành. đó là khâu quyết định việc quán triệt và thực hiện có kết quả đường lối chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước.

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đổi mới chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)