Đổi mới chu trình quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đổi mới chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 79 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.2.Đổi mới chu trình quản lý ngân sách nhà nước

* Đổi mới công tác lập dự toán ngân sách nhà nước

Hiện nay việc lập dự toán ở các cấp ngân sách và đơn vị thụ hưởng ngân sách trong tỉnh thường có tư tưởng xây dựng dự toán thu thấp và dự toán chi thật cao, không dựa vào chỉ tiêu cụ thể, thực sự của từng ngành và địa phương để rồi ngân sách cấp trên cắt gọt bớt là vừa. Do đó dự toán ngân sách chưa phản ánh được thực chất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở từng ngành, địa phương. Vì vậy phải đổi mới ngay từ khâu lập dự toán ngân sách, cụ thể:

Lập dự toán ngân sách phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, căn cứ các định mức tiêu chuẩn nhằm bố trí ngân sách có hiệu quả và khai thác triệt để từng vùng và lợi thế của từng ngành, từng địa phương. Đây là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành quản lý ngân sách. Dự toán ngân sách đúng đắn giúp cơ quan điều hành quản lý ngân sách xác định được mục tiêu trọng tâm cần quản lý, khai thác, sử dụng nguồn vốn của ngân sách nhà nước, là cơ hội để thẩm tra tính đúng đẵn, hiện thực và tính cân đối của kế hoạch kinh tế xã hội đảm bảo về mặt tài chính để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đề ra trong kỳ kế hoạch.

- Dự toán ngân sách phải được thảo luận giữa các cấp ngân sách và các đơn vị thụ hưởng ngân sách, xác định đầy đủ các khoản thu và các nhu cầu chi đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu phải được tập trung vào NSNN và moị khoản chi đều phải có dự toán và phải được tính theo định mức, tiêu chuẩn quy định.

* Chấp hành ngân sách nhà nước

Chấp hành ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế tài chính và biện phap hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NSNN trở thành hiện thực. Chấp hành ngân sách nhà nước

một cách đúng đẵn là yêu cầu quan trọng đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Từ đó làm cho kinh tế địa phương tăng trưởng và phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân.

* Quyết toán NSNN

Quyết toán NSNN là khâu cuối của chu trình quản lý NSNN, phản ánh tình hình chấp hành NSNN hàng năm. Để công tác quyết toán NSNN được thống nhất, kịp thời và chính xác cần phải thực hiện một số nội dung sau:

- Quyết toán phải tuân thủ theo các nội dung, nguyên tắc, yêu cầu do Bộ Tài chính ban hành như hệ thống mẫu biểu, hướng dẫn khóa sổ cuối năm….

- Trong quá trình thẩm định xét duyệt quyết toán thu chi ngân sách phải đảm bảo yêu cầu các khoản thu không đúng quy định pháp luật phải hoàn trả người nộp, các khoản phải thu nhưng chưa thu phải truy thu cho NSNN. Các khoản chi không đúng quy định được thu hồi cho NSNN, các khoản chi hạch toán sai phải được hạch toán lại.

- Việc quyết toán NSNN phải được thực hiện từ các đơn vị cơ sở, số quyết toán phải là số thực thu, thực chi theo từng nội dung kinh tế phản ảnh đúng mục lục ngân sách và trong dự toán năm được duyệt.

- Trong công tác quyết toán phải có thuyết minh chi tiết phân tích nguyên nhân tăng giảm các khoản thu, chi của ngân sách so với dự toán đầu năm đã được phân bổ, đi sâu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chính sách chế độ, định mức tiêu chuẩn…làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng dự toán những năm tiếp theo.

- Không ngừng bồi dưỡng và nâng cao khả năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của người làm quyết toán NSNN ở các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đổi mới chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 79 - 81)