7. Kết cấu của luận văn
1.2.1.1. Chính sách ngân sách
sách như là một công cụ quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và những nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho Nhà nước ở từng thời kỳ đó.
Chính sách ngân sách bao gồm:
- Chính sách động viên, tập trung các nguồn tài chính vào quỹ tập trung của Nhà nước - quỹ ngân sách.
- Chính sách phân phối sử dụng quỹ ngân sách cho các mục tiêu kinh tế - xã hội và thực hiện các nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước.
- Những định hướng cơ bản về tổ chức, xây dựng và quản lý hệ thống NSNN.
Chính sách ngân sách là sản phẩm chủ quan của Nhà nước nhằm dùng công cụ ngân sách góp phần điều chỉnh tình hình kinh tế tài chính trong từng thời kỳ nhất định. Là sản phẩm chủ quan, chính sách ngân sách có thể tác
động đến quá trình hoạt động kinh tế - xã hội theo hướng tích cực hay theo hướng tiêu cực. Một chính sách ngân sách được coi là tích cực phải là một chính sách góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế, tạo nên sự vận động đúng đắn của các phạm trù giá trị trong nền kinh tế, không gây ách tắc đối với sản xuất, lưu thông, giảm được lạm phát, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, góp phần giả quyết các vấn đề xã hội của đất nước.
Có thể nói, chính sách ngân sách là một bộ phận cực kỳ quan trọng có vai trò dẫn đường trong chính sách tài chính quốc gia. Nó ràng buộc, vạch ranh giới những bộ phận của các nguồn tài chính được phép và có thể tập trung vào quỹ ngân sách. Đồng thời chính sách ngân sách là nhân tố tác động đến các bộ phận khác trong chính sách tài chính quốc gia. Vì vậy, khi hoạch định ngân sách đòi hỏi phải nghiên cứu các mối liên hệ ảnh hưởng qua lại giữa ngân sách với các chính sách kinh tế, xã hội, chính sách giá cả, tiền lương, thu nhập, tín dụng và tiền tệ.
Chính sách dù đúng đắn bao nhiêu cũng không thể thực hiện được trong đời sống kinh tế, xã hội, nếu không có một cơ chế quản lý ngân sách đúng đắn, do vậy đòi hỏi phải quan tâm xây dựng đồng bộ, hợp lý các cơ chế quản lý NSNN.