7. Kết cấu của luận văn
3.2.2.1. Cơ sở pháp lý hiện hành của công tác quản lý chi ngân sách
+ Luật Ngân sách nhà nước.
Ngày 16/12/2002 Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Luật NSNN sửa đổi bổ sung Luật NSNN năm 1996. Luật NSNN mới gồm 8 chương 77 điều. Mục đích cơ bản của Luật Ngân sách nhà nước nhằm: Quản lý thống nhất nền tài chính Quốc gia, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tiền của nhà nước, tăng
cường tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và đối ngoại. Luật Ngân sách nhà nước qui định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực NSNN.
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
- Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ ban hành qui chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
- Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính qui định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
- Nghị định số 130 /NĐ-CP và Nghị định số 43/NĐ-CP của Chính phủ về giao quyễn tự chủ về biên chế và kinh phí HCSN đối với các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy việc quản lý chi ngân sách nhà nước ngày càng đầy đủ và hoàn thiện các văn bản pháp lý, không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước theo luật định. Sự đổi mới này phù hợp với yêu cầu quản lý vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.