Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đổi mới chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng Đông

Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 3.541,1km2, có 180 xã phường, thị trấn, chia làm 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã: có 8 dân tộc anh em cùng chung sống, dân số bình quân là 1.097.500 người. Trong 8 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn tỉnh chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, Dao... Dân số phân bổ không đều. Ở huyện vùng cao Võ Nhai dân số bình quân thấp nhất tỉnh 75 người/km2, mật độ dân số đông nhất là thành phố Thái Nguyên bình quân 1.300 người/km2

.

- Tỉnh Thái Nguyên có 128 xã miền núi, vùng cao trong đó có 28 xã vùng cao còn lại 52 xã là trung du và đồng bằng.

- Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá chính trị của tỉnh và khu vực phía Bắc.

- Là tỉnh miền núi, Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam, tạo thành vòng cung thấp dần về phía nam, bao bọc. Cấu trúc vùng núi phía Bắc do phong hoá mạnh (Castơ) nên tạo nhiều hang động, thung lũng nhỏ.

Phía Tây Nam có dãy núi Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài hai dãy núi trên còn có dãy núi Ngân Sơn bắt nguồn từ Bắc Kạn, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đến Võ Nhai tạo nên vùng ẩm ướt, có nhiều động thực vật sinh sống.

Thái Nguyên có 2 con sông với lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ phía Bắc, Bắc Kạn, Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo nằm trong vùng mưa lớn.

Sông Công được chặn lại tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước khoảng 25km2, chứa 175 triệu m3

nước nhằm điều hoà dòng chảy và tưới tiêu chủ động cho 12.000 ha lúa 2 vụ và vùng cây công nghiệp của Thành phố Thái Nguyên, các huyện Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công, một số huyện thuộc tỉnh Bắc Giang và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên.

- Về tài nguyên đất: Đất núi chiếm 48,4% diện tích đất tự nhiên, có độ cao trên 200m, đất đồi chiếm 31,4% có độ cao 150 đến 200m, có độ dốc bình quân 5o  20o, đất ruộng chiếm 12,4% được phân bổ dọc bên bờ sông suối, rải rác không tập trung.

- Tài nguyên rừng: có 130.443 ha trong đó 87.260 ha rừng tự nhiên và 43.170 ha rừng trồng, đất ươm cây rừng 13 ha.

- Đất chưa sử dụng có 109.669 ha trong đó có khả năng nông nghiệp 1.714 ha, đất lâm nghiệp 41.250 ha còn lại là đất trống đồi núi trọc...

Hiện nay rừng Thái Nguyên đã suy giảm đáng kể, gỗ nhóm 1 đến nhóm 4 đã kạn kiệt còn chủ yếu gỗ nhóm 5 trở lên, tre vầu, nứa, mai, nghẹ... cây dược liệu, và động vật suy giảm nghiêm trọng.

- Tài nguyên khoáng sản: có vàng xa khoáng, than, sắt, ti tan, thiếc... hiện có khoảng 34 loại khoáng sản phân bổ tập trung vào các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đổi mới chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)