Thực trạng chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên (2007-2009)

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đổi mới chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.4. Thực trạng chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên (2007-2009)

Kết quả thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách địa phương 3 năm 2007-2009 số liệu chi tiết phản ánh theo biểu dưới đây:

Bảng 3.3: Tình hình thực hiện dự toán chi Ngân sách địa phƣơng tỉnh Thái Nguyên (2007 - 2009)

Đơn vị tính:Triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

KH TH So sánh TH/KH KH TH So sánh TH/KH KH TH So sánh TH/KH TỔNG SỐ CHI NSĐP 1 254 710 1 752 601 140% 1 600 778 1 985 289 124% 1 969 059 2 478 294 126%

A CHI TRONG CÂN ĐỐI NSĐP 990 527 1 291 394 130% 1 193 307 1 492 768 125% 1 469 447 2 011 979 137%

Trđó: chi lương và các khoản có

tính chất lương

I CHI ĐẦU T PHÁT TRIỂN 249 948 274 004 110% 264 000 275 572 104% 297 800 386 387 130%

1 Chi đầu tư XDCB 245 948 270 658 110% 260 000 270 883 104% 293 800 381 571 130%

1.1 Chi ĐTXD cơ bản vốn trong nước 71 000 159 972 225% 80 000 82 726 103% 173 800 169 509 98%

1.2 Chi ĐTXD cơ bản vốn ngoài nước 70 000 60 000 37 939 63%

1.3

Chi XDCB từ nguồn thu tiền sử

STT Nội dung

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

KH TH So sánh TH/KH KH TH So sánh TH/KH KH TH So sánh TH/KH

2 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho DNNN 4 000 3 346 84% 4 000 4 689 117% 4 000 4 816 120%

II CHI THƢỜNG XUYÊN 685 379 835 233 122% 881 207 1 029 744 117% 1 127 459 1 306 710 116%

1 Anh ninh - Quốc phòng 16 880 17 665 105% 18 917 20 058 106% 17 305 29 143 168% 2 Chi sự nghiệp GD - ĐT và dạy nghề 296 315 348 233 118% 400 010 454 693 114% 524 586 597 284 114%

- Sự nghiệp giáo dục 274 770 325 417 118% 370 778 421 024 114% 481 012 553 438 115%

- Sự nghiệp đào tạo 21 545 22 816 106% 29 232 33 669 115% 43 574 43 846 101% 3 Chi sự nghiệp Y tế 55 580 62 323 112% 73 767 92 057 125% 139 843 144 028 103% 4 Chi sự nghiệp KH - công nghệ 6 897 7 282 106% 7 613 7 406 97% 8 620 6 332 73% 5 Chi sự nghiệp văn hoá thông tin 10 055 11 492 114% 11 231 11 517 103% 12 485 23 355 187% 6 Chi SN phát thanh truyền hình 6 050 7 148 118% 7 000 7 669 110% 9 457 13 666 145% 7 Chi sự nghiệp thể dục - thể thao 5 350 6 386 119% 6 910 7 921 115% 8 606 11 461 133% 8 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 52 882 56 252 106% 46 451 65 741 142% 27 635 39 745 144% 9 Chi sự nghiệp kinh tế 78 295 98 293 126% 96 743 111 543 115% 98 477 97 910 99%

STT Nội dung

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

KH TH So sánh TH/KH KH TH So sánh TH/KH KH TH So sánh TH/KH - SN giao thông 12 827 20 592 161% 19 230 21 425 111% 21 900 20 644 94% - SN kiến thiết thị chính 18 850 20 427 108% 19 720 22 486 114% 6 660 14 488 218% - Sự nghiệp kinh tế khác 14 647 16 884 115% 16 852 16 750 99% 17 543 19 280 110% 10 Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể 150 575 208 975 139% 202 794 237 662 117% 239 761 299 667 125% 11 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 2 850 2 850 100% 2 850 2 825 99% 8 954 8 472 95% 12 Chi sự nghiệp môi trờng 23 388 19 858 85% 13 Chi khác ngân sách 3 650 8 334 228% 6 921 10 652 154% 8 342 15 789 189%

III Chi chuyển nguồn sang năm sau 154 305 17 500 171 852 982% 260 507

IV Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 600 600 100% 600 600 100% 1 000 1 000 100%

V Dự phòng ngân sách 27 000 0% 30 000 43 188 0%

VI Chi trả nợ vay đầu tƣ XDCSHT 27 252 15 000 57 375

VII Chi tạo nguồn cải cách tiền lƣơng 27 600

STT Nội dung

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

KH TH So sánh TH/KH KH TH So sánh TH/KH KH TH So sánh TH/KH TIÊU QUỐC GIA

Trđó: - Chi đầu tư XDCB 185 929 - Chi sự nghiệp 164 227

C CHI TRẢ NS CẤP TRÊN 3

D

THU ĐỂ LẠI CHI QUẢN LÝ

QUA NS 50 000 191 033 382% 140 700 176 827 126% 114 700 116 156 101%

1 Chi đầu tư cơ sở hạ tâng 50 000 51 183 102% 44 800 41 691 93% 16 700 40 046 240% 2 Chi sự nghiệp kinh tế 990 548

3 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 57 603 26 900 44 808 167% 26 000 21 623 83% 4 Chi sự nghiệp y tế 56 203 40 800 51 510 126% 40 800 20 061 49% 5 Chi từ nguồn viện trợ 24 140 25 200 35 539 141% 25 200 14 798 59% 6 Các nội dung chi khác 914 3 000 2 731 91% 3 000 14 128 471% 7 Chi từ nguồn xổ số kiến thiết 3 000 5 500 183%

Phân tích thực trạng chi ngân sách địa phương tỉnh Thái Nguyên theo từng lĩnh vực cụ thể như sau:

a) Chi đầu tư xây dựng:

Chi ngân sách nhà nước có sự chuyển biến tích cực như: Thay đổi cơ cấu chi, chú trọng chi cho đầu tư phát triển, tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển đạt 18 % tổng số chi ngân sách trong cân đối. Chi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, và đầu tư nghiên cứu khoa học tăng, chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia tăng mạnh, đây là khoản chi đầu tư chương trình 135. Chi miền núi vùng cao, làm đường, trường, trạm, đã làm đổi thay bộ mặt nông thôn miền núi trong mấy năm qua. 100% số xã đã có đường giao thông cấp 5 miền núi, xoá hầu hết phòng học tạm thay bằng xây nhà cao tầng, 100% xã có trạm y tế xã, cụm xã được đầu tư, mở rộng đối tượng được cung cấp nước sạch, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện đáng kể, có nước sạch sử dụng, có điện thắp sáng, con em đến trường học kiên cố, ốm đau có thuốc chữa bệnh tại tuyến cơ sở.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngoài phần vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, mỗi năm ngân sách Trung ương đầu tư thêm hàng trăm tỷ đồng trực tiếp qua các Bộ, Ngành Trung ương như: Cải tạo nhà máy gang thép Thái Nguyên 700 tỷ đồng nay đã hoàn thành, xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên tổng mức đầu tư 1.725 tỷ đồng, Nhà máy Xi măng Quang Sơn 2.850 tỷ đồng. Ngoài ra các dự án cải tạo lưới điện của ngành điện cũng chi 50 tỷ đồng mỗi năm và cải tạo đường quốc lộ 3, quốc lộ 1B và dự án vay vốn nước ngoài do Chính phủ đầu tư cũng rất lớn hàng trăm tỷ đồng mỗi năm đầu tư cho các công trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sự đầu tư của nhà nước và tỉnh Thái Nguyên làm cho kinh tế xã hội của địa phương ngày một phát triển, và khi các công trình trọng điểm hoàn thành sẽ góp phần tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách địa phương, theo mục tiêu của tỉnh là thu trên địa bàn đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên và có tích luỹ.

b) Chi thường xuyên:

Chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 61% tổng chi ngân sách trên địa bàn và khoảng 76% tổng số chi ngân sách trong cân đối. Chi thường xuyên được kế toán thành 13 khoản loại chi khác nhau bao gồm: Chi trợ cước trợ giá, chi cho hoạt động quản lý hành chính và chi cho các hoạt động sự nghiệp như: Sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, văn hoá, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, môi trường, an ninh quốc phòng, chi đảm bảo xã hội và các khoản chi khác của ngân sách.

Những năm qua mặc dù có nhiều khó khăn trong cân đối ngân sách song địa phương đã quan tâm đảm bảo cân đối nhu cầu chi thường xuyên cho hoạt động của bộ máy nhà nước và đáp ứng kịp thời đầy đủ ngân sách cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

* Chi sự nghiệp kinh tế bao gồm nhu cầu chi cho sự nghiệp nông lâm nghiệp thuỷ lợi, sự nghiệp kiến thiết địa chính, sự nghiệp giao thông vận tải...hàng năm khoản chi này chiếm khoảng 5% tổng chi ngân sách trên địa bàn và khoảng 8% tổng chi thường xuyên đây là khoản chi có ý nghĩa quan trọng đảm bảo phát triển toàn diện nền kinh tế của tỉnh. Trong thời gian qua công tác duy tu bảo dưỡng các công trình đường xá, cầu cống, công trình công cộng... đã được quan tâm, công tác đo vẽ bản đồ địa chính, xác định địa giới hành chính, việc lập quy hoạch địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác khuyến nông, khuyến công, hoạt động huấn luyện chuyển giao kỹ thuật, phổ biến giống mới bước đầu mang lại hiệu quả tốt.

* Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Đây là khoản chi lớn chiếm 50% chi thường xuyên và khoảng 30% tổng chi ngân sách. Chi cho giáo dục đào tạo được cân đối tăng năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 3.4: Tốc độ tăng chi giáo dục và đào tạo ở Thái Nguyên

Đơn vị tính %

TT Nội dung 2007 2008 2009

1 Tổng chi NSĐP 1.752.601 1.985.289 2.478.294 2 Tổng chi thường xuyên 835.233 1.029.744 1.306.710 3 Chi sự nghiệp GDDT 348.233 454.693 597.284

4 Tỷ trọng 3/1 20 22 24

5 tỷ trọng 3/2 41 44 46

Tốc độ tăng chi cho giáo dục đào tạo của tỉnh từ năm 2007 đến năm 2009 khá nhanh, bình quân là 30 %/năm trong khi đó tốc độ tăng chi thường xuyên bình quân là 25%/năm, và tốc độ tăng chi NSĐP là 18%, điều này chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta nói chung và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên nói riêng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Năm có tỷ trọng thấp nhất là năm 2007 chiếm 20%, cao nhất là năm 2009 là 24% so với tổng chi NSĐP. Đó là một cố gắng lớn của tỉnh trong việc đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Do có sự quan tâm đầu tư của nhà nước, sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương đã có bước tiến quan trọng 98% học sinh tiểu học, 90% trung học cơ sở, 70% trung học phổ thông đi học đúng độ tuổi, tỉnh cơ bản hoàn thành sự nghiệp phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Hàng năm số học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh có 150  200 em; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp ngày càng tăng. Cơ sở vật chất và điều kiện dạy và học của tỉnh được tăng cường, tỉnh đã cơ bản xoá lớp học tranh tre...

Ngoài các loại hình đào tạo công lập, Ngành Giáo dục địa phương đã phát triển thêm các loại hình trường, lớp dân lập, loại hình bán công ngành nghề để đáp ứng cho nhu cầu học tập của mọi người.

Sự nghiệp đào tạo được quan tâm hàng năm ngân sách địa phương cân đối đào tạo 1.200 sinh viên hệ cao đẳng và trung cấp, 700 học sinh dân tộc nội trú, 200 học sinh khuyết tật, mở nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giáo viên các Trung tâm giáo dục đào tạo, đã kết hợp với các Viện, các trường Đại học của Trung ương, mở các khoá đào tạo cho lực lượng lao động của tỉnh Thái Nguyên về các ngành học, Sư phạm, Kinh tế, Tin học, Ngoại ngữ, Luật... Nhờ đó tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cùng các ngành nghề phổ thông khác, các hoạt động này đã cung cấp thêm lực lượng lao động, khoa học kỹ thuật, quản trị kinh doanh cho tỉnh.

Phần Ngân sách dành cho đội ngũ giáo viên gồm lương và phụ cấp lương, các khoản đóng góp... tăng cao chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng chi NSNN.

Các nhu cầu khác như trang thiết bị dạy và học, đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, sửa chữa cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt tại các trường tuy còn nhiều khó khăn song cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Hàng năm tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để thay sách phổ thông tiểu học và phổ thông cơ sở và thực hiện tốt chủ trương cấp phát giấy vở cho học sinh các xã đặc biệt khó khăn và an toàn khu, giúp con em các dân tộc có sách, giấy vở đến trường.

* Chi sự nghiệp Y tế:

Đây cũng là khoản chi có tỷ trọng cao hàng năm chiếm khoảng 11% tổng số chi thường xuyên và khoảng 6 % tổng chi ngân sách, tốc độ tăng chi bình quân cho sự nghiệp y tế là 54% trong khi đó tốc độ tăng chi ngân sách địa phương bình quân 18%.

Trong thời gian vừa qua NSNN đã quan tâm đầu tư cho Ngành Y tế. Xây dựng mới hoàn toàn một bệnh viện tỉnh 1000 giường bệnh khoảng 30 tỷ đồng. Các bệnh viện khác được đầu tư nâng cấp nhất là trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại.

Do được đầu tư ngân sách ổn định nên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời gian qua đạt được một số kết quả bước đầu. Các chương trình quốc gia được triển khai thực hiện tốt, góp phần khống chế được dịch bệnh xẩy ra ở địa phương. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng và khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cho các đối tượng chính sách xã hội, quan tâm triển khai chương trình dinh dưỡng cho trẻ em ( hỗ trợ 500 triệu đồng mỗi năm), nhờ đó đến nay số trẻ em suy dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh đã giảm mạnh.

Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả cao hàng năm địa phương đã hỗ trợ cho công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trên 900 triệu đồng để chi cho hoạt động dân số và gia đình. Do quan tâm đầu tư tỷ xuất sinh thô hàng năm tại địa phương giảm 0,2%0, bình quân mỗi năm có trên

60.000 người thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.

Mạng lưới y tế qua các năm đã được đầu tư hoàn chỉnh theo ba cấp, tỉnh, huyện, xã (cơ sở) đảm bảo kịp thời cho khám chữa bệnh của nhân dân, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đến nay không còn xã trắng về y tế. Bố trí đội ngũ Y Bác sĩ về tuyến cơ sở xã, phường đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra thì NSNN dành cho sự nghiệp y tế cũng cần phải tiếp tục quan tâm đầu tư.

Do nguồn kinh phí có hạn cho nên trong thời gian qua Ngành Y tế tập trung nhiều cho các cơ sở khám, điều trị bệnh ( tuyến tỉnh, huyện, cơ sở) mà chưa quan tâm nhiều đến công tác phòng bệnh, phòng dịch, cơ sở vật chất của những cơ sở này còn nhiều khó khăn, vệ sinh môi trường vẫn còn yếu kém,

trình độ ý thức của người dân chưa cao đánh giá về hiệu quả chăm sóc sức khỏe của người dân mới đạt ở mức trung bình so với cả nước.

* Chi đảm bảo xã hội:

Trong những năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng tỉnh Thái Nguyên vẫn dành một khoản ngân sách thích đáng để chi cho công tác đảm bảo xã hội trên địa bàn tỉnh, so với kế họach Bộ Tài chính giao đều đạt và vượt.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đổi mới chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)