7. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Đổi mới công tác quản lý chi ngân sách địa phương
Đổi mới chi ngân sách địa phương: Trước hết cần thực hiện nghiêm chế độ, định mức, tiêu chuẩn và dự toán. Không được chi việc khác ngoài dự toán được duyệt, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm của Đảng và Nhà nước trong mọi việc chi tiêu.
- Đối với chi đầu phát triển phải căn cứ vào chỉ tiêu, nguồn vốn được giao để bố trí chi. Chi đầu tư xây dựng cơ bản chỉ bố trí cho các dự án đã đảm bảo đủ thủ tục đầu tư, ưu tiên trả nợ vốn đầu tư cho các dự án đã hoàn thành, xử lý nghiêm đối với các dự án khởi công khi chưa đảm bảo thủ tục đầu tư, tập trung vốn cho một số dự án trọng điểm nhằm hoàn thành dứt điểm dự án.
Phần vượt thu NSĐP được hưởng ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, không bố trí cho chi tiêu thường xuyên.
Việc thẩm định quyết toán các dự án đầu tư XDCB hoàn thành từ nguồn vốn XDCB tập trung hoặc nguồn vốn sự nghiệp địa phương phải được thực hiện đúng theo quy định nhà nước. Kiên quyết xuất toán các khoản chi không đúng quy định các khoản chi phát sinh ngoài dự toán thiết kế được duyệt, tránh thất thoát trong quản lý XDCB.
- Đối với chi thường xuyên: cấp phát ưu tiên theo thứ tự trước hết phải đảm bảo nhóm chi cho con người, quản lý cấp phát phải đúng nội dung công việc, theo tiến độ hoàn thành. Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các đơn vị Hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Mọi khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ 4 điều kiện theo quy định của Bộ Tài chính:
+ Đã có trong dự toán chi NSNN được phê duyệt.
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
+ Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
+ Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán.
- Thực hiện chế độ kiểm soát trước, trong và sau khi chi NS, thông qua cơ chế phân định rõ ràng trách nhiêm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, cơ quan kho bạc Nhà nước và cơ quan hưởng thụ ngân sách. Thực hiện nguyên tắc chi trả trực tiếp từ kho bạc nhà nước cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, hạn chế chi qua người được hưởng ngân sách, đảm bảo mọi khoản chi phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được sự kiểm soát của cơ quan tài chính.
- Nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi NS, kể cả chi thường xuyên, chỉ đầu tư XDCB, chi đầu tư mua sắm tài sản và quản lý chặt chẽ tài sản công.
- Đối với các khoản chi phát sinh ngoài dự toán cần phải được xem xét kỹ, nếu thấy cần thiết phải chi thì phải tính đến nguồn đảm bảo hoặc phải cắt giảm các khoản chi khác tương ứng, tránh tình trạng duyệt phát sinh tuỳ tiện không tính đến nguồn đảm bảo dẫn đến mất cân đối ngân sách.
Đổi mới việc tổ chức huy động các nguồn lực tài chính:
* Tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân cư, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.
- Trong điều kiện đầu tư từ NSNN có hạn, việc thực hiện các chính sách huy động các nguồn lực từ dân, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế góp phần vào sự nghiêp chung của đất nước là cần thiết, là đúng với tinh thần chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.
* Huy động vốn đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội:
Việc đa dạng hoá hình thức huy động nguồn lực tài chính từ xã hội đối với phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội phải được tiến hành từng bước và có giải pháp phù hợp trong từng lĩnh vực
- Có chính sách ưu đãi cần thiết cho những người thuộc diện chính sách, phải chống bình quân chủ nghĩa trong việc triển khai chủ trương xã hội hoá, huy động theo sự phân tầng thu thập trong xã hội, theo nguyên tắc người có thu nhập cao, người giàu phải đóng góp tương xứng khả năng và những dịch vụ công cộng được hưởng.
- Đối với chương trình mục tiêu: cần quản lý chặt chẽ các chương trình mục tiêu, tránh trùng lặp, khắc phục tình trạng sử dụng vốn chương trình mục tiêu sai với quy định, đảm bảo tính hiệu quả, giảm bớt khâu trung gian, tránh thất thoát, lãng phí.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn:
Theo Luật NSNN, ngân sách xã là một cấp ngân sách tương ứng với cấp chính quyền cơ sở gần dân nhất. Mọi hoạt động thu chi NSNN phát sinh tại xã, cho đến nay vẫn chưa được phản ánh đầy đủ vào NSNN. Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán ngân sách nhưng trong thực tế nhiều khoản thu chi không hạch toán vào sổ sách kế tóan.
Chú trọng những biện pháp đầu tư phát triển dịch vụ, nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp…Có thể đa dạng hóa nguồn lực tại chỗ.
Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý thu, chi ngân sách xã trực tiếp qua Kho bạc nhà nước theo Luật NSNN và Thông tư của Bộ Tài chính.
Tóm lại: Đổi mới công tác quản lý ngân sách xã phải từ ngay nhận thức của cán bộ chính quyền cấp xã trong việc quản lý và điều hành ngân sách xã.
Phải tôn trọng dự toán được phê chuẩn, mọi khoản chi phí đảm bảo đủ điều kiện theo quy định.
Phải tổ chức thực hiện công khai dự toán ngân sách, công khai các khoản chi tiêu và quyết toán ngân sách xã để tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của HĐND xã, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã, đảm bảo quản lý sử dụng ngân sách xã chặt chẽ và hiệu quả.
Thực hiện tốt Chế độ kế toán ngân sách, công khai các khoản chi tiêu và quyết toán ngân sách xã để tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của HĐND xã, các tổ chức đoàn thể và nhân dân xã, trong đảm bảo quản lý, sử dụng ngân sách xã chặt chẽ hiệu quả.
Thực hiện tốt chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã theo quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính.