Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh não, một số yếu tố nguy cơ và giá trị của d-dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não (Trang 46 - 48)

1.5.1.1. Nghiên cứu về lâm sàng, các yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch não

Năm 2008, Nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Tùng và cs [8]. Tác giả và cs đã tiến hành nghiên cứu tỉ lệ các yếu tố tăng đơng trên bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu cĩ 47 bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu được đưa vào nghiên cứu và so sánh với chứng cĩ 44 người khỏe mạnh tình nguyện tham gia. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhận cĩ liên quan tới tăng đơng thứ phát là 68% và tăng đơng nguyên phát là 80%: Trong đĩ, giảm AT III 53,2%, giảm Protein C là 38,3%, giảm protein S 27,7%, V Leiden 2,1 %, phẫu thuật 17%, bệnh ác tính 14,9%, tăng tiểu cầu 10,6%, uống thuốc ngừa thai 8,5%. Đây là nghiên cứu khảo sát về rối loạn tăng đơng trên những bệnh nhân cĩ huyết khối tĩnh mạch sâu đầu tiên trong nước và cĩ nhĩm chứng để so sánh. Tỉ lệ rối loạn tăng đơng trong nghiên cứu khá tương đồng với các nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ bước đầu thực hiện trên những bệnh nhân cĩ huyết khối tĩnh mạch sâu trên những bệnh nhân nhập viện chứ khơng cĩ nghiên cứu cụ thể về tình trạng rối loạn tăng đơng trên những bệnh nhân HKTMN.

cs đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị 25 trường hợp HKTMN nhập viện từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 10 năm 2010. Kết quả: Tỉ lệ nam cĩ HKTMN chiếm cao hơn nữ với số liệu tương ứng là 52% so với 48%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau đầu với 22 trường hợp (88%), kế đến là liệt nữa người với 16 trường hợp (64%), liệt dây thần kinh sọ 12 trường hợp (48%), co giật cĩ 8 trường hợp (32%), rối loạn ý thức cĩ 6 trường hợp (24%). Huyết khối xoang dọc trên thường gặp nhất với 14 trường hợp (56%), kế đến huyết khối xoang dọc dưới với 8 trường hợp (32%), huyết khối xoang ngang 7 trường hợp (28%), huyết khối xoang sigmoid cĩ 5 trường hợp (20%). Đây là nghiên cứu tiên phong trong nước về đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của HKTMN, các số liệu khơng cĩ sự khác biệt nhiều so với các tác giả ngồi nước.

1.5.1.2. Nghiên cứu về hình ảnh học huyết khối tĩnh mạch não

Năm 2010, tác giả Nguyễn Ngọc Hùng và cs [5]. Tác giả và các cs tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình ảnh huyết khối xoang màng cứng trên cộng hưởng từ bằng cách hồi cứu lại hồ sơ của 37 bệnh nhân đã được chẩn đốn và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2005 tới tháng 5 năm 2010. Kết quả: Huyết khối xoang dọc trên là vị trí thường gặp nhất với tỉ lệ 84%, tiếp đĩ là xoang ngang phải 49% và sigmoid phải 35%, cĩ sự kết hợp với huyết khối tĩnh mạch vỏ với tỉ lệ khá cao là 84%. Khơng cĩ trường hợp nào là huyết khối tĩnh mạch vỏ đơn độc. Đây là nghiên cứu hồi cứu bước đầu mơ tả về đặc điểm hình ảnh học của HKTMN trên phim cộng hưởng từ trong khoảng thời gian trên 5 năm. Các số liệu nghiên cứu của tác giả khá tương đồng với nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu hồi cứu về đặc điểm hình ảnh học của HKTMN, nghiên cứu cũng chưa đề cập về tình trạng rối loạn tăng đơng, đặc điểm lâm sàng cũng như giá trị xét nghiệm D-dimer trên bệnh nhân HKTMN.

1.5.1.3. Nghiên cứu về giá trị D-dimer trong chẩn đốn huyết khối tĩnh mạch não

Năm 2007, nghiên cứu của tác giả Bành Quốc Đại và cs [2]. Tác giả và cs làm nghiên cứu khảo sát D-dimer trên 71 bệnh nhân nội khoa cĩ nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, gồm những bệnh nhân: bất động, nhiễm trùng cấp, suy tim cấp, suy hơ hấp cấp, nhồi máu não, ung thư, nhồi máu cơ tim cấp, trên 75 tuổi.Kết quả: trên nhĩm bệnh nhân cĩ huyết khối tĩnh mạch sâu (15 bệnh nhân) cĩ nồng độ D-dimer trung bình là 1159 ± 327,01ng/ml, cịn nhĩm bệnh nhân khơng cĩ huyết khối tĩnh mạch sâu (56 trường hợp) là 680,29 ± 457,74 ng/ml. Giá trị ngưỡng để chẩn đốn là 600 ng/ml. Nếu chọn giá trị ngưỡng này sẽ cho độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu 53,57%, giá trị tiên đốn âm 100%, giá trị tiên đốn dương 36,59%. Đây là nghiên cứu khảo sát đầu tiên về giá trị của D-dimer trên bệnh nhân nội khoa cĩ huyết khối. Trong nghiên cứu cũng cho thấy độ nhạy của D-dimer trong chẩn đốn huyết khối tĩnh mạch sâu là rất cao. Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu về bệnh lý nội khoa chung, cịn giá trị của D-dimer trên bệnh HKTMN thì khơng được thực hiện trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh não, một số yếu tố nguy cơ và giá trị của d-dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w