Thách thức và triển vọng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 77)

69. Chi tiêu cho ICT trong% GDP 1999 ( 2001 WEF) Vietnam=7.4;USA=8

3.2.2.Thách thức và triển vọng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

3.2.2.1. Chế độ kinh tế và thể chế.

Để phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi một chế độ kinh tế và thể chế cung cấp nhiều sự khuyến khích đối với việc sử dụng có hiệu quả những tri thức hiện có và tri thức mới, thúc đẩy tinh thần kinh doanh. Với điều kiện hiện tại của Việt Nam thì đó là phát triển nền kinh tế thị trường linh hoạt và có khả năng thích nghi cao trong một môi trường biến chuyển nhanh. Ở khía cạnh này, thể chế và chính sách đã có nhiều cải cách tiến bộ:

Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp đã tạo ra bước đột phá về cải thiện môi

trường đầu tư kinh doanh. Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. Chính phủ đã có sự đổi mới căn bản trong phương thức triển khai chỉ đạo thực hiện, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, bãi bỏ các loại giấy phép kinh doanh không cần thiết. Sau 2 năm thực hiện, nhìn chung cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá môi trường kinh doanh đã và đang từng bước được cải thiện, củng cố

sự an tâm và niềm tin của họ trong việc bỏ vốn ra đầu tư kinh doanh. Cộng đồng quốc tế cũng đánh giá cao ý nghĩa và tác dụng tích cực của luật này. Chính vì vậy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng rất nhanh. Trong năm 2000, đã có hơn 14.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 1999 (Trong đó, số công ty cổ phần là 726, nhiều hơn số công ty cổ phần thành lập trong cả giai đoạn 1991-1999). Trong năm 2001 đã có 21.040 doanh nghiệp được thành lập, gấp gần 1,5 lần so với năm 2000. Số vốn đăng ký cũng tăng nhanh, đặc biệt là trong năm 2001. Số vốn đăng ký trong năm 2001 của các doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp là 26.500 tỷ đồng, gấp hơn 1,9 lần so với năm 2000. Số vốn tính trung bình trên một doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng, từ 956 triệu đồng năm 2000 lên 1.259 triệu đồng năm 2001. Đó là chưa kể số vốn tăng thêm do các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh. Trong vòng 11 tháng đầu năm 2001 đã có 3169 doanh nghiệp đăng ký thay đổi vốn, với số vốn tăng thêm là 8013 tỷ đồng. Đây là một hiện tượng chưa từng thấy trong những năm trước khi có Luật Doanh nghiệp.

Sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã tạo thêm đáng kể số công ăn việc làm mới và thu nhập cho người lao động. Ước tính các doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp trong hai năm 2000 và 2001 đã tạo ra hơn 600.000 việc làm. Đó là chưa kể đến số việc làm mới mà các hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký và các doanh nghiệp hiện có mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh tạo ra.

Thứ hai, Luật Đầu tư nước ngoài góp phần tăng tính hấp dẫn của môi

trường đầu tư. Các con số thống kê cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong hai năm 2000 và 2001 đã có một số dấu hiệu phục hồi sau một thời kỳ suy giảm nghiêm trọng. Vốn FDI đăng ký hàng năm trong giai đoạn 1997 - 1999 liên tục giảm: năm 1997 giảm 49%, năm 1998 giảm 16%,

và năm 1999 giảm tới 59%. Đến năm 2000 vốn FDI đăng ký tăng 25,8% (tăng 11% về số dự án), năm 2001 tăng 22,6% (tăng 28% về số dự án). Vốn FDI thực hiện năm 1998 giảm 40%, năm 1999 giảm 19% so với năm trước. Vốn FDI thực hiện năm 2000 và năm 2001 đã có xu hướng tăng, song mức tăng còn thấp, tương ứng chỉ là 2% và 3%. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài :

- Ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách quan trọng như Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài (năm 2000); Luật sửa đổi, bổ sung Luật dầu khí (2000); Nghị định 24/2000/NĐ-CP; Nghị quyết của Chính phủ ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài;... Trong năm 2001, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo chính sách thí điểm cho phép đầu tư nước ngoài dưới hình thức công ty cổ phần.

- Ký và phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

- Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư nước ngoài, như Hội nghị ở Singapore vào tháng 3/2001.

Những biện pháp chính sách trên tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn do tác động của khủng khoảng kinh tế cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cụ thể là: đơn giản hoá thủ tục đầu tư, mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn cần thu hút vốn,.... Chính sách tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FDI được thực hiện khá kịp thời và đã bổ sung nguồn vốn đầu tư quan trọng, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Theo báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới của Hội nghị thương mại và phát triển Liên hiệp quốc UNCTAD vừa được công bố ngày 18/9/2002, Việt Nam được xếp thứ 20 trong 140 nước có mức thực hiện FDI tốt nhất thế giới. Tuy nhiên chỉ số tiềm năng FDI không

được đánh giá cao lắm so với các nước trong khu vực, xếp thứ 71/140 nước. Chỉ số tiềm năng thu hút FDI được tính trên cơ sở các yếu tố như tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/ đầu người, tỷ trọng hàng xuất khẩu trong GDP, tỷ lệ máy điện thoại, mức sử dụng năng lượng thương phẩm... Kết quả đánh giá này cũng phù hợp với cách tính toán KAM của Ngân hàng thế giới ở phần trên. Theo chuyên viên kinh tế trưởng của UNDP, việc thu hút vốn FDI của Việt Nam cần chú trọng đến chất lượng nhiều hơn là số lượng. Bởi vì đáng lo ngại lớn nhất của việc giảm nguồn vốn FDI không chỉ là tiền mà là vấn đề chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty Việt Nam.

Tuy nhiên chế độ kinh tế và thể chế hiện hành còn bộc lộ các hạn chế: - Khung khổ pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết không phù hợp với một nền kinh tế thị trường mở cửa cũng như với các nguyên tắc và qui định quốc tế mà Việt Nam đã cam kết trong tiến trình hội nhập. Luật pháp còn phân biệt đối xử với các hình thức sở hữu, không hỗ trợ cho sự phát triển đồng bộ và có hiệu quả các loại hình thị trường hàng hóa dịch vụ tiêu dùng, sản phẩm khoa học – công nghệ, lao động, tài chính... Ngoài ra cần phải xây dựng nhiều luật mới như Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, Luật quyền sở hữu trí tuệ ...

- Bộ máy nhà nước có nhiều hạn chế như chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh không tách bạch rõ ràng, chất lượng dịch vụ công thấp, tham nhũng còn phổ biến. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW tại Đại hội Đảng 9 năm 2001 đã chỉ rõ: “Bộ máy quản lý Nhà nước còn cồng kềnh về mặt tổ chức, với những chức năng chồng chéo, quá nhiều trung gian và những thủ tục hành chính rườm rà; không ít trường hợp có mâu thuẫn giữa cấp trên và cấp dưới, trung ương và địa phương, cản

trở kinh tế xã hội và giảm cơ hội phát triển... Không ít quan chức Nhà nước không có đủ cả phẩm chất đạo đức lẫn trình độ chuyên môn cũng như năng lực và kỹ năng nghiệp vụ.”.

- Sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị, xã hội còn hạn chế.

Những hạn chế trên dẫn đến kết quả mức độ rủi ro trong việc thực hiện các qui định của pháp luật và hợp đồng thương mại gia tăng, chi phí giao dịch và do đó là chi phí kinh doanh nói chung cũng tăng lên. Nguy hại hơn điều này đã và đang hạn chế sự phát triển năng động, bền vững của các doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Ngân hàng thế giới đã sử dụng hệ thống 20 chỉ tiêu ( gồm 4 chỉ tiêu liên quan đến quản lý kinh tế, 6 chỉ tiêu liên quan đến chính sách cơ cấu, 5 chỉ tiêu liên quan đến chính sách công bằng xã hội và 5 chỉ tiêu liên quan đến quản lý khu vực công ) đánh giá chính sách và thể chế quốc gia của Việt Nam năm 2001 cho thấy mặc dù có nhiều tiến bộ hơn những năm trước, cao hơn mức trung bình của các nước thu nhập thấp, nhưng kết quả đạt được vẫn không tốt bằng nhóm 20% tốt nhất của các nước thu nhập thấp, cũng như không tốt bằng nhóm 20% tốt nhất của tất cả các nước đang phát triển.

3.2.2.2. Nguồn lực con người và hệ thống giáo dục đào tạo.

Những năm gần đây nguồn nhân lực có sự thay đổi lớn cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu theo chiều hướng tích cực. Theo Báo cáo phát triển con người năm 2002 vừa được UNDP công bố, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, tăng từ 0,682 năm 2001 lên 0,688 trong năm nay. Như vậy Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vị trí trung bình là 109 trên tổng số 173 nước trong bảng xếp hạng ( năm 2001 đứng ở vị trí thứ 101/162 nước được xếp hạng ). Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam thì cho

rằng: “Việt Nam đã sử dụng thu nhập của mình cho mục tiêu phát triển con người tốt hơn nhiều nước có thu nhập cao hơn". Điểm nổi bật là tỷ lệ lực lượng lao động biết chữ tương đối cao với gần 80% đã tốt nghiệp từ bậc tiểu học trở lên và số người chưa biết chữ chỉ có 3,8%.

Bảng 11. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo trình độ học vấn (%)

Trình độ văn hóa Chưa biết chữ Chưa TN tiểu học TN tiểu học TN trung học cơ sở TN phổ thông TH Cả nước 3,82 16,68 32,29 29,95 17,27 Trong đó: Nữ 4,92 18,08 32,04 28,99 15,97 Đồng bằng Sông Hồng 0,71 6,37 20,69 48,74 23,46 Đông Bắc 7,37 14,77 28,04 33,65 16,18 Tây Bắc 23,46 22,47 29,34 15,96 8,76 Bắc Trung Bộ 2,29 10,37 28,68 40,61 18,06

Duyên hải Nam Trung bộ 2,97 18,90 39,74 24,02 14,38

Tây Nguyên 5,60 17,44 33,83 23,81 19,31

Đông Nam Bộ 1,98 15,61 37,48 21,64 22,41

Đồng bằng Sông Cửu

Long 4,41 30,68 42,71 13,13 9,07

Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam năm 2001, Nxb Lao động-xã hội, H, 2002.

Tuy nhiên, có sự phân biệt khá lớn về trình độ học vấn của lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị, cứ 10 người tham gia hoạt động kinh tế thì có gần 4 người đã tốt nghiệp từ bậc phổ thông trung học trở lên, cao hơn 3 lần so với ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, tỷ lệ chưa biết chữ ở khu vực nông thôn lại cao hơn 6 lần so với khu vực thành thị. Trong 8 vùng cả nước, vùng Tây Bắc là vùng có trình độ học vấn của lực lượng lao động thấp nhất trong cả nước với gần 23,5% dân số lao động chưa biết chữ, gấp 7,5 lần mức trung bình của cả nước. Ngược lại với vùng Tây Bắc, trình độ học vấn của dân số lao động của vùng Đồng bằng Sông Hồng rất cao, số người chưa biết chữ chỉ chiếm gần 1,00%, số người đã tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm gần một phần tư (23,50%) trong tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lực lượng lao động của vùng. Tuy nhiên đây lại là vùng có tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất cả nước. Xét theo giới, trình độ học vấn của lực lượng lao động nữ thấp hơn so với nam giới. Từ trình độ tốt nghiệp tiểu học trở lên, các tỷ lệ của nam giới đều cao hơn so với nữ giới, nhất là tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học (34,4% của nam giới so với 20,4% của nữ giới). Ngoài ra một điều đáng quan tâm là trong cả nước lực lượng lao động trình độ văn hóa cấp II, III chiếm dưới 50%, trong đó đã tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ có 17,27% là rất thấp so với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt Nam cũng rất hạn chế. Tính chung cả nước, số người có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 17,05% tổng lực lượng lao động. Cũng như lao động phân theo trình độ học vấn, lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có sự khác biệt lớn giữa lực lượng lao động khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao gấp 4 lần so với nông thôn (39,96% so với 10,11%). Trong 8 vùng cả nước, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao nhất (27,44%), tiếp đến là vùng Đồng bằng Sông Hồng (22,41%), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (16,38%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (8,76%) và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (10,72%). Trên phạm vi cả nước, tỷ lệ lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng thấp hơn của nam giới. Cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật phân bổ theo ngành như sau: Lao động trình độ công nhân kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các ngành công nghiệp chế biến, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc đến 80%; Ngành giáo dục đào tạo có nhiều lao động trình độ trung học chuyên nghiệp nhất, chiếm đến 30%; Trình độ cao đẳng và đại học tập trung nhiều trong các ngành quản lý, nghiên cứu, thương mại, công nghiệp chế biến và giáo dục đào tạo. Tuy nhiên lao động trình độ

Trình độ trên đại học tập trung nhiều nhất trong giáo dục đào tạo, quản lý, nghiên cứu, y tế, hoạt động khoa học công nghệ và công nghiệp chế biến. Trong đó lao động trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên chỉ có hơn 10%. Đây là vấn đề đáng lưu tâm bởi ở trong thời kỳ công nghiệp hóa cần nhiều lao động trình độ cao trong các ngành này để tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, trình độ trên đại học ở khu vực nông thôn chỉ có ở hai ngành là giáo dục đào tạo và công nghiệp chế biến trong khi Việt Nam hiện đang là một nước nông nghiệp. Đây là một bất hợp lý nghiêm trọng liên quan đến chính sách bố trí và sử dụng lao động.

Bảng 12. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, năm 2001(%)

Không có Trong đó chia theo trình độ

CMKT CMKT Sơ cấp/ chứng chỉ CNKT không bằng CNKT có bằng Trung học CN Cao đẳng, đại học trở lên Cả nước 82,95 17,05 1,33 4,55 3,89 3,61 3,67 Trong đó: Nữ 85,16 14,84 1,12 3,49 2,91 4,03 3,30 ĐB Sông Hồng 77,59 22,41 1,62 4,67 5,66 4,59 5,87 Đông Bắc 86,09 13,91 1,59 1,77 2,87 4,84 2,84 Tây Bắc 91,24 8,76 1,00 0,69 1,48 3,76 1,82 Bắc Trung Bộ 86,63 13,37 1,40 2,21 3,15 4,27 2,34

Duyên hải Nam

Trung bộ 83,62 16,38 1,03 5,79 3,33 2,75 3,48

Tây Nguyên 88,03 11,97 1,14 2,93 1,75 3,68 2,47

Đông Nam Bộ 72,56 27,44 1,97 11,14 5,13 3,38 5,84

ĐB Sông Cửu

Long 89,28 10,72 0,60 3,26 3,22 1,95 1,68

Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam năm 2001, Nxb Lao động-xã hội, H, 2002.

Những vấn đề trên bắt nguồn từ những yếu kém và bất hợp lý của hệ thống giáo dục đào tạo:

- Kinh phí cho GD-ĐT còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, huy động vốn ngoài ngân sách còn hạn chế (tỷ trọng chi GD-ĐT

so với tổng chi ngân sách Nhà nước hiện nay của Việt Nam khoảng 14-15%, một số nước trong khu vực đạt mức 20-25%) cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, đặc biệt đầu tư cho dạy nghề trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức.

- Đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn hoá, thiếu về số lượng, mất

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 77)