Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 63)

Thứ nhất, các chiến lược trên chứng minh khái niệm kinh tế tri thức đã

vượt qua những cuộc tranh luận lý thuyết để thực sự trở thành một thực tế, hay ít nhất cũng được nhiều quốc gia chính thức coi như là một thực tế.

Thứ hai, chiến lược phát triển kinh tế tri thức trước hết và chủ yếu là

một chiến lược kinh tế xã hội chứ không phải là một chiến lược khoa học công nghệ. Mục tiêu và các biện pháp chính sách của các chiến lược trên đều bao gồm nhiều khía cạnh kinh tế xã hội.

Thứ ba, kinh tế tri thức trước tiên phải là một nền kinh tế thị trường

cạnh tranh toàn cầu hoá. Không thể tách rời yếu tố thị trường cạnh tranh và mở cửa kinh tế ra khỏi kinh tế tri thức. Các chiến lược được phân tích trên đều coi việc thúc đẩy cạnh tranh và tăng cường hội nhập kinh tế là ưu tiên chính sách then chốt để phát triển kinh tế tri thức.

Thứ tư, quá trình chuyển đổi tới kinh tế tri thức là một quá trình toàn

diện, bao gồm nhiều khía cạnh văn hoá, xã hội, chính trị rộng lớn, chứ không chỉ bao gồm kinh tế và khoa học, công nghệ. Trong đó, sự chuyển đổi về văn hoá là rất quan trọng.

Thứ năm, nội dung chiến lược thể hiện sự thừa nhận quá trình chuyển

đổi tới nền kinh tế tri thức là một quá trình "từ dưới lên", trong đó khu vực tư nhân có vai trò chủ chốt.

Thứ sáu, tri thức không chỉ bao gồm khoa học và công nghệ, càng

không phải là công nghệ thông tin. Tuy vậy, công nghệ thông tin và toàn cầu hoá kinh tế là hai nền móng kết cấu hạ tầng quan trọng của kinh tế tri thức do chúng là môi trường kỹ thuật, xã hội – chính trị thuận lợi cho sự hình thành mạng lưới tri thức cũng như mở cửa, áp dụng tri thức toàn cầu cho phát triển. Thuật ngữ "nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức" cũng cho phép nắm bắt được một điều mới về chất trong sự tổ chức và điều hành cuộc sống kinh tế hiện đại: những nhân tố quyết định thành công của các doanh nghiệp và các nền kinh tế quốc dân hơn bao giờ hết phụ thuộc vào những khả năng sản xuất và sử dụng tri thức.

Thứ bảy, mặc dù kinh tế tri thức không phải là công nghệ cao, nhưng

những khu vực mới thúc đẩy nâng cao mức tăng trưởng trung bình của toàn bộ nền kinh tế tại các nước phát triển trong một vài thập kỷ nay đều có một

đặc điểm chung là áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại. Tóm lại, khoa học và công nghệ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế dựa trên tri thức.

Từ những vấn đề trình bày trong chương 1 và việc phân tích cụ thể các chiến lược của các quốc gia tiêu biểu trong chương 2 dẫn đến cách quan niệm về kinh tế tri thức như sau:

Kinh tế tri thức không đồng nghĩa với nền kinh tế công nghệ cao mà là một môi trường kinh tế và xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến và sử dụng tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, việc tiếp nhận và chuyển hóa tri thức thành sức sản xuất đạt tới trình độ cao. Do vậy, tri thức trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất.

Nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở một xã hội có trình độ dân trí cao, có khả năng và điều kiện thuận lợi để tiếp cận, nắm bắt và tận dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của nhân loại vào công cuộc phát triển khoa học và xây dựng nền kinh tế nội địa, nhờ vậy đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Quá trình chuyển đổi tới nền kinh tế tri thức là quá trình làm cho việc sản sinh, phổ biến, hấp thụ tri thức ngày càng dễ dàng hơn và do vậy ngày càng nâng cao sự đóng góp của tri thức cho phát triển. Xét theo khía cạnh này, quá trình chuyển đổi tới nền kinh tế tri thức là một quá trình không có điểm đầu và điểm cuối. Trong quá trình đó, hai thực tế hiện nay là nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu hoá và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin liên lạc có vai trò vô cùng to lớn.

Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 63)