NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC 1 So sánh các chiến lược

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 62 - 63)

2.3.1. So sánh các chiến lược

Thứ nhất, lý do và mục đích soạn thảo chiến lược

Tất cả các quốc gia nêu trên đều soạn thảo, ban hành chiến lược hướng tới kinh tế tri thức trong bối cảnh nền kinh tế của họ phải đối mặt với những thách thức hiện tại cũng như tiềm ẩn trong tương lai được tạo ra bởi tri thức và cách mạng thông tin. Các nước này đều nhận thức rằng mô hình phát triển kinh tế đang áp dụng không đảm bảo tạo ra năng lực cạnh tranh, tăng trưởng dài hạn và bền vững trong tương lai bởi nền kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu nói chung đã thực sự hoặc đang bước vào một giai đoạn phát triển cao hơn với những điều kiện và ràng buộc khác hoàn toàn mới. Mô hình mới thay thế cho mô hình cũ ở đây chính là phát triển kinh tế dựa trên tri thức.

Thứ hai, mục tiêu chung của các chiến lược

Ngoại trừ Phần Lan đặt ra mục tiêu xây dựng một “xã hội thông tin”, còn trong nội dung chiến lược của các quốc gia trên đều nhắc trực tiếp tới việc “xây dựng nền kinh tế tri thức” hoặc “nền kinh tế dựa trên tri thức”. Tuy nhiên, cách định nghĩa xã hội thông tin của Phần Lan thể hiện qua những tính chất chính được miêu tả trong chiến lược hoàn toàn tương tự với quan niệm

kinh tế tri thức là môi trường kinh tế - văn hóa – xã hội với những đặc tính phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến, sử dụng tri thức. Điểm nổi bật của tất cả các chiến lược ở chỗ đều cho rằng việc phát triển kinh tế tri thức là một quá trình bao trùm toàn diện, không chỉ đòi hỏi những thay đổi về kinh tế mà còn về văn hoá, xã hội, chính trị .

Thứ ba, khung chính sách thực hiện trong các chiến lược

Nhìn chung các chiến lược xem xét ở trên đều nhấn mạnh, tuy với những mức độ khác nhau, vào những biện pháp chính sách dưới đây:

- Xây dựng một môi trường có tính cạnh tranh cao cũng như tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Xây dựng một nền văn hoá ủng hộ tinh thần kinh doanh và đổi mới, sáng tạo.

- Xây dựng một mạng lưới viễn thông liên lạc phổ cập, hiệu quả. - Cải cách mạng lưới giáo dục, phát triển nguồn lực con người, chú trọng vào việc học suốt đời.

- Cải cách bộ máy và hoạt động của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 62 - 63)