Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đạ

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 101 - 105)

69. Chi tiêu cho ICT trong% GDP 1999 ( 2001 WEF) Vietnam=7.4;USA=8

3.3.4. Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đạ

Cơ sở hạ tầng thông tin là yếu tố hết sức quan trọng tạo tiền đề để tăng cường trao đổi thông tin, thu hẹp khoảng cách tri thức và phát triển giữa các quốc gia. Để xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin hiện đại đáp ứng được các yêu cầu trong tương lai cần phải giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực thông tin, viễn thông

- Mở rộng từng bước cho cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông, theo hướng sớm cho phép cạnh tranh đối với các dịch vụ nội hạt và một số dịch vụ giá trị gia tăng, tiến tới cho cạnh tranh trong nước đối với các dịch vụ đường dài và quốc tế. Tiến tới cho phép tư nhân tham gia và mở cửa thị trường cho cạnh tranh từ bên ngoài.

- Ban hành các chính sách và cơ chế để tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, đặc biệt là các dịch vụ thông tin trên mạng; có các chính sách hỗ trợ để phổ cập các dịch vụ viễn thông đến đông đảo công chúng, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,

có chính sách để hỗ trợ tối đa cước phí cho các trường đại học, tổ chức nghiên cứu - phát triển.

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chế quản lý : ban hành các tiêu chuẩn (về mạng, thiết bị) để thuận tiện cho việc kết nối; ban hành các quy chế để có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ thông tin, các nguồn cung cấp thông tin của Nhà nước và phát triển thương mại điện tử.

Thứ hai, phát triển hạ tầng truyền thông và Internet

Xây dựng và phát triển mạng viễn thông công cộng tiên tiến, hiện đại có dung lượng, tốc độ, tính hiệu quả, độ an toàn và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mạng viễn thông quốc gia phải có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ đa phương tiện, các dịch vụ băng rộng trên cơ sở cáp quang hoá mạng lưới và ứng dụng công nghệ truy nhập băng rộng hiện đại. Cụ thể:

- Về mạng lưới: tăng mật độ điện thoại, tiếp tục xây dựng mới các tuyến cáp quang, nâng cao tốc độ đường truyền.

- Về dịch vụ : mở rộng diện phục vụ, phát triển viễn thông nông thôn cho các vùng sâu vùng xa, các dịch vụ gia tăng giá trị; triển khai cung cấp các dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ băng rộng ở một số tỉnh Thành phố lớn.

- Về Internet: tăng cường các biện pháp nhằm phổ biến rộng rãi dịch vụ Internet trong toàn dân. Mở rộng mạng các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và các nhà cung cấp nội dung (ICP) cho mọi thành phần kinh tế, không hạn chế số lượng các ISP và ICP; điều chỉnh giá cước Internet theo hướng đảm bảo cạnh tranh và ở mức trung bình trong khu vực; áp dụng miễn phí cho lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, xây dựng các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin điện tử quốc

gia.

- Trong giai đoạn trước mắt tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu (CSLD) quốc gia mang tính chiến lược nhằm phục vụ các nhu cầu quản lý Nhà nước và các nhu cầu về thông tin của nhân dân, như văn bản pháp quy, thống kê kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, tài nguyên đất, dân cư ... Thông tin trong trang WEB được cập nhật thường xuyên, mọi cá nhân và tổ chức có nhu cầu đều có thể tiếp cận.

- Ngoài những CSDL quốc gia, cần đẩy mạnh xây dựng các CSDL ngành, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin như : hệ thống thông tin phục vụ giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu - phát triển, phục vụ sản xuất kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thị trường, bảo hiểm, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, quản lý tài nguyên và giám sát môi trường.

- Xây dựng các thư viện quốc gia, các trung tâm thông tin - tư liệu của trung ương và các Thành phố lớn thành các điểm truy cập tới các siêu lộ thông tin quốc gia và toàn cầu.

Các giải pháp trên cần thực hiện một cách đồng bộ mới đảm bảo sự hỗ trợ lẫn nhau, thực sự phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, tại thời điểm cụ thể nên lựa chọn biện pháp, chính sách ưu tiên. Trong từng lĩnh vực phải lựa chọn được những giải pháp mang tính đột phá làm tiền đề. Chẳng hạn ở thời điểm hiện nay trong giáo dục đào tạo là đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên.

KẾT LUẬN

Từ định nghĩa OECD năm 1996, kinh tế tri thức có thể được diễn giải theo những cách hoàn toàn khác nhau. Thông qua những phân tích lý thuyết và các chiến lược ở phần trên có thể đưa đến một cách hiểu chung được nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia khác nhau ủng hộ: Kinh tế tri thức là một môi trường kinh tế xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến và sử dụng tri thức. Trong môi trường đó, việc chuyển biến tri thức thành sức mạnh sản xuất đạt tới trình độ cao. Do vậy tri thức trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất.

Với cách hiểu như vậy thì chuyển đổi tới nền kinh tế tri thức là quá trình làm cho việc sản sinh, hấp thụ, đồng hóa, sử dụng và phổ biến tri thức ngày càng dễ dàng hơn và do đó ngày càng nâng cao sự đóng góp của tri thức cho phát triển. Xét theo khía cạnh này quá trình chuyển đổi tới nền kinh tế tri thức là một quá trình không có điểm đầu, điểm cuối và hoàn toàn không mâu thuẫn với quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Tìm hiểu kinh tế tri thức đang trở thành hiện thực ở nhiều nước công nghiệp phát triển đem lại cho các nước đang phát triển một cách thức phát triển mới dựa trên tri thức.

Thông qua phân tích lý thuyết và đúc rút kinh nghiệm quốc tế cho thấy với điều kiện thực tế của Việt Nam cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý xã hội, phát triển giáo dục đào tạo, tăng cường mối liên kết trong hệ thống đổi mới quốc gia và xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại nhằm tạo lập các tiền đề cần thiết nhất để sử dụng tri thức một cách hiệu quả cho sự nghiệp CNH, HĐH, “từng bước phát triển kinh tế tri thức” theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng IX.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của APEC

Các chỉ tiêu Tầm quan trọng đối với KBE Cách tính

Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)